Hôm nay, lễ phục sẽ là màu trắng thay vì màu tím thường lệ của mùa Chay, vì Giáo Hội cử hành lễ trọng kính Thánh Giuse vào ngày 19 tháng 3 nhưng năm nay chuyển sang ngày 20 tháng 3; Gloria sẽ hát vang trong thánh đường, thiên đường và trần thế tạm quên chay một ngày để nhường chỗ cho Bàn Thánh Giuse. Nhân ngày lễ Thánh Giuse, chúng ta rút ra được gì để làm của ăn tinh thần?
Trong một thời gian dài, Giáo hội ngại ngùng khi nói đến Thánh Giuse. Ngài không có một ngày lễ mừng trong Giáo hội phương Tây mãi đến thế kỷ XVII; còn Giáo hội phương Đông thì Ngài hoàn toàn không hề được nhắc đến. Một số người giải thích sự quên lãng này là vì Giáo hội không muốn đề cao Thánh Giuse, e ngại có thể gây nhầm lẫn về sự đồng trinh trọn đời của Mẹ Maria.
Có vẻ như khi tuổi đời chất chồng trên vai càng nhiều thì nỗi khát khao tìm về tuổi thơ, tìm về những tháng ngày hoa mộng cũ hoặc quá khứ êm đềm dường như luôn nôn nao thôi thúc nơi mỗi con người chúng ta, thậm chí có những ký ức không lấy gì làm vui vẻ, nhưng nó lại là một mẫu số chung cho rất nhiều phận đời trong một giai đoạn nào đó của Lịch Sử DânTộc cũng khiến người ta luôn khắc khoải nhớ về, và dĩ nhiên Nàng cũng không thể nào khác được . . . Những giấc mơ thường bất chợt hiện về, những con người đã tưởng chừng chìm vào lãng quên vẫn thi thoảng làm rộn Nàng, giống như những “Feedback” ta thường bắt gặp trong điện ảnh, khi Hiện Tại và Quá Khứ tình cờ đan xen nhau không chủ định . . .
https://academyofideas.com/2022/09/will-civilization-collapse/ Oswald Spengler, một học giả thông thái người Đức, nhận xét về số phận của nền văn minh phương Tây: “Tôi nhìn thấy tất cả những dấu hiệu đặc trưng của sự suy tàn trong xã hội phương Tây. Tôi có thể chứng minh những gì đang xảy ra trong xã hội ngày nay… chủ nghĩa vô thần, chủ nghĩa bi quan và hoài nghi, vô đạo đức, hôn nhân đổ vỡ... đều là những dấu hiệu đặc trưng của thời kỳ tàn lụi của các Quốc gia cổ đại.”1
Có phải chúng ta đang sống trong giai đoạn suy tàn và sụp đổ của nền văn minh phương Tây? Trong bài viết này, chúng ta thử tìm hiểu những yếu tố nào gây ra sự sụp đổ của các nền văn minh trước đây, và từ đó xác định được số phận tương lai của nền văn minh chúng ta hiện đang sống.
Niccolò Machiavelli cho rằng, “…ai muốn thấy trước tương lai thì phải tham khảo quá khứ; vì các sự kiện xảy ra bây giờ luôn giống với các sự kiện xảy ra trước đây.”2
Khi cố gắng giải thích tại sao các nền văn minh sụp đổ, các nhà sử học và nhà khoa học xã hội phân biệt giữa nguyên nhân ngoại tại (tác động từ bên ngoài) và nguyên nhân nội tại (tác động từ bên trong).
Có lẽ Trinh Vương đang thắc mắc tại sao mình lại “Khai Bút Đầu Năm” bằng bài “The Auld Lang Syne”, nghe có vẻ không hơp lý chút nào phải không? Thật ra, bài này phải được dành cho “Giao Thừa Dương Lịch” thì đúng hơn, vì đây là bài hát có xuất xứ từ Scotland, vùng đất của những huyền thoại, và của những lâu đài cổ kính ở tận “ Lục Địa Già Châu Âu”, bài hát dựa trên bài thơ cùng tên của Thi Sĩ Robert Burn, sáng tác vào năm 1788 . . . Bài hát có thể dịch sang tiếng Việt cùng một ý nhưng lại thành hai câu khác nhau chút xíu: “ Những Ngày Xa Xưa” hoặc “ Đã Lâu lắm Rồi”, nhưng mình lại thích “Những Ngày Xa Xưa” hơn, bởi khi nhắc đến những ngày xa xưa ấy, dường như trong mỗi chúng ta ai cũng có vô vàn kỷ niệm để nhớ thương và muốn nhớ tới . . .
Thực lòng mà nói, ban đầu tôi đã đặt tựa đề cho bài viết này là : “ Nó và Tôi”, và dường như Nó cũng thích như vậy, nhưng tôi chợt nghĩ đến bài hát “Nó và Tôi” với những câu “ Tôi Nó sinh ra nhằm chinh chiến mới quen nhau mà thương mến. Nó quê ngoài kia từ lâu lắm chưa lần về . . . Ngày tôi gặp Nó nét đăm chiêu đêm nhập ngũ, thấy thương nhau nhiều quá . . .”của tác giả Song Ngọc và Vọng Châu, nên tôi không chọn nữa vì thật ra hai nhân vật của bản nhạc là dân húi cua trong khi tôi lại là dân kẹp tóc . . . và hai nhân vật trong bản nhạc có câu “ Thấy thương nhau nhiều quá”, mà thật ra tôi chỉ cảm thông với nó và thật lòng coi nó như một “Thằng bạn sinh ra cùng thế hệ", bởi vì tôi tuy là dân kẹp tóc nhưng ngày xưa toàn chơi với dân húi cua, cho dù ngay từ những năm học Tiểu Học tôi đã học ở những trường có chữ “Nữ” đứng đầu, cũng đồng nghĩa với việc lớp toàn là con gái; và hơn nữa những người bạn húi cua của tôi là những ông anh lớn hơn tôi ít nhất cũng từ 7 tuổi trở lên, thế nên với những tên húi cua bằng tuổi tôi thường xem như “Bọn Nhóc”, và dĩ nhiên nó cũng không phải là ngoại lệ
Không phải ở đây ngày nào nắng cũng vàng Nét xanh xao vẫn gầy hơn mùa đông cũ Tháng mười hai mấy mươi lần không nhớ Có một mùa đông chưa quên Giáng Sinh năm này tượng Chúa già thêm Vẫn giang đôi tay để ban cho loài người chân phúc . . .
Sáng nay thức dậy sau một đêm với giấc ngủ chập chờn, không hiểu sao bỗng dưng mình thấy lòng buồn quá đỗi, một nỗi buồn không sao giải thích nổi . .. Nhưng rồi mình chợt nhận ra có lẽ vì trời đang trở lạnh nhiều hơn trong những ngày gần đây, thì ra mùa đông đã đến, và nhất là Ngày Sinh Nhật Chúa một lần nữa lại được toàn thể nhân loại chúng ta kỷ niệm đã gần kề, tiếng nhạc vẫn đang rộn ràng trổi lên với “Joy To The World ”, hay “Vui Lên, Vui Lên Hỡi Người Khóc Than Ưu Phiền, Đêm Sắp Qua Rồi, Đây Chúc Đã Kề Bên" Khiến người nghe bỗng thấy lòng nao nức một nỗi vui mừng chờ đợi . . . Mình cũng không phải là trường hợp ngoại lệ, nhưng không hiểu sao mình vẫn cứ thấy lòng vương vấn một nỗi buồn, có lẽ tại mặt trời thức dậy muộn hơn những ngày tháng trước, đã vậy lại còn thích chơi trốn tìm sau những đám mây màu xám nhẹ, rồi lại thêm sương mù giăng mắc những nẻo đường, khiến dường như những người Mạng Thủy giống mình hai bàn tay lúc nào cũng lạnh buốt, có vẻ như thiếu hơi ấm của một bàn tay ai đó ân cần ủ ấm, và nhất là lại lười biếng nên thường hay đi ngủ sớm,
Quả thật thời gian qua nhanh quá, thoáng đó mà một năm đã lặng lẽ dần trôi hết nữa rồi, những tờ lịch ngày càng vợi đi, và block lịch đã mỏng, chỉ còn lại vỏn vẹn vài mươi tờ nữa là phải thay quyển lịch khác, và trong lúc một năm mới nữa bước ngang qua đời, thì nghịch lý thay chúng ta lại trở nên cũ mèm cùng với thời gian, với những cơn đau nhức của tuổi tác và với nỗi buồn ngày càng dầy thêm theo cùng sự vắng bóng của những người bạn thân yêu . . . Và một lần nữa ngày mai chúng mình, những học sinh của ngôi trường yêu dấu xưa cùng với Hội Thánh Công Giáo chào đón Ngày Sinh Nhật Thánh của Trinh Vương, một ngày mà có lẽ tất cả những ai đã từng có thời gian ngồi dưới mái trường thân yêu này cũng đều không thể quên, ngày lễ “Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội, ngày 8, tháng 12” Lễ hội của Ngôi Trường Thương Yêu Xưa . . . Những ngày không chỉ Đón mừng Mẹ Maria trong Thánh Lễ, mà còn là lúc những sinh hoạt rộn ràng cho các Nàng Tiên Áo Trắng Trinh Vương được dịp trổ tài với chương trình Văn Nghệ, Hội Chợ, Nữ Công Gia Chánh được thực hiện để gây quỹ, góp cho “ Cây Mùa Xuân Chiến Sĩ”, thăm Thương Bệnh Binh ở Quân y Viện, và ủy lạo những tù nhân trong Trung Tâm Cải Huấn.
Tiến sĩ Vật lý Thiên văn Jason Lisle, người sáng lập Viện Khoa học Kinh thánh. Ông dùng kiến thức khoa học uyên bác để biện minh và giải thích cho những sự kiện trong Kinh thánh. Bài khảo cứu “What Was the Christmas Star?” dưới đây là một minh chứng.
Tin Mừng Thánh Matthêu ghi lại ngày Chúa Giêsu sinh ra đi kèm với một sự kiện phi thường hiện ra trên bầu trời: một ngôi sao dẫn đường cho các nhà chiêm tinh đến gặp Chúa Hài đồng Giêsu. Kinh thánh ghi lại, “…ngôi sao họ đã thấy ở phương Ðông, lại dẫn đường cho họ đến tận nơi Hài Nhi ở, mới dừng lại.” (Mt. 2:9). Ngôi sao đó là gì? Và làm thế nào ngôi sao đó dẫn đường cho các nhà chiêm tinh đến gặp Chúa? Có khá nhiều giả thuyết.
CÁCH GIẢI THÍCH THÔNG THƯỜNG
Ngôi sao được đề cập trong Phúc Âm Thánh Matthêu không nhất thiết là ngôi sao mà chúng ta thường nghĩ. Nó không nhất thiết phải là một khối khí hydro và heli khổng lồ sinh ra từ phản ứng tổng hợp hạt nhân. Tiếng Hy Lạp ngôi sao là aster (αστηρ), và từ đó có astronomy, nghĩa là thiên văn học. Theo quan niệm Kinh thánh, ngôi sao là bất kỳ điểm sáng nào nằm trên bầu trời đêm. Điều này chắc chắn bao gồm định nghĩa khoa học về một ngôi sao, nhưng nó cũng bao gồm các hành tinh, sao băng, sao chổi hoặc bất kỳ thứ gì giống như một điểm sáng. Nhưng lời giải thích nào mô tả đúng nhất về ngôi sao Giáng sinh?
https://academyofideas.com/2022/10/how-inflation-precipitates-societal-collapse/ Lạm phát là một hiện tượng tất yếu trong nền kinh tế tư bản. Vì nền kinh tế được tự do hoạt động nên giá cả của hàng hóa và dịch vụ có khuynh hướng tăng dần. Dựa theo quy luật cung cầu, có những nguyên nhân dẫn đến giá cả tăng: 1. Nhu cầu của người tiêu thụ tăng, trong khi hàng hóa không đủ cung ứng 2. Chi phí tạo ra hàng hóa tăng. Dó đó giá thành của sản phẩm tăng 3. Chính sách tiền tệ của quốc gia; chẳng hạn ngân sách chi tiêu của chính phủ quá mức hạn định, nợ công nhiều hơn tổng sản lượng quốc gia, in tiền để trang trải chi tiêu, bù đắp ngân quỹ… Nhiệm vụ của Quỹ Dự trữ Liên bang (Federal Reserve) là theo dõi và can thiệp mỗi khi mức lạm phát vượt quá hạn định. Nhưng hạn định là bao nhiêu? Thưa, khoảng 2%. Hiện nay, mức lạm phát là 8.3% tính đến tháng 8/20231 . Nhìn biểu đồ bên dưới, hai năm 2021 & 2022 vừa qua, mức lạm phát tăng vọt.