altHình một ông sư hay sư ông dưới đây với chiếc xe gắn máy, áo quần, mũ, dép, xách tay, và kể cả cái khẩu trang cũng màu vàng thật sự quá rực rỡ và quá đặc biệt! Đặc biệt vì màu vàng được sử dụng một cách sai lầm chỉ với mục đích trình với ”đời” rằng đây là một… nhà tu!

Ngày xưa khi đi giáo hóa, Đức Phật quấn trên người một tấm tảo y (là một mảnh vải màu vàng cam, loại vải rẻ nhất tại Ấn Độ dùng để bọc thi hài người nghèo khi mai táng). Đức Phật đi chân đất, tay ôm bình bát khất thực để tiếp xúc với mọi người mà truyền giáo pháp cứu nhân độ thế. Tu sĩ Phật giáo được giáo huấn bỏ dần những ràng buộc của đời sống đầy vật chất, sửa đổi những thói quen trói buộc con người, vì thế chúng ta biết tu sĩ không trau chuốt cá nhân ngoại hình nên tu sĩ Phật giáo mặc áo nâu, áo lam và cạo mái tóc của mình.

alt

Các tu sĩ Phật Giáo là những người xuất gia (rời xa gia đình sống trong chùa tu hành và hành đạo). Trong các sinh hoạt tại chùa cũng như khi đi ra ngoài các tu sĩ thường mặc chiếc áo hoại sắc, bình thường chúng ta thấy là màu nâu sẫm, hoặc màu lam (màu khói hương). Y phục và mái tóc làm con người bị mất thời giờ và bị lệ thuộc. Bỏ được những thói quen săn sóc áo quần sửa soạn mái tóc giúp người tu Phật không dùng thì giờ vào những chuyện ”trau chuốt” ngoại hình, mà dùng thời giờ tu tập bản thân và làm việc thiện cứu khổ giúp đời. Chiếc áo màu vàng đối với người tu Phật là chiếc áo cà sa, tu sĩ nhà Phật chỉ mặc khi có nghi lễ, khi tụng kinh và khi hành lễ. Tu sĩ Phật Giáo chỉ mặc áo nâu sòng hoặc áo lam khi đi lại ngoài đường phố. Hiện thời chúng ta đã thấy có một nghề mới đó là nghề ”tu sĩ Phật Giáo”. Nhiều người thế tục, nghĩa là người chưa xuất gia để vào chùa cầu đạo và sống đời tu hành thanh tịnh, lại ”hành nghề tu sĩ” bằng cách khoác lên người chiếc áo màu vàng và đi lại hỏi tiền đóng góp của bà con Phật tử giàu từ tâm cho những việc xây chùa, tu sửa chùa, đúc chuông, ấn tống kinh sách, cầu an, cầu siêu, cứu trợ nạn nhân bão lụt, trẻ em mồ côi thất học v.v…Chúng ta hãy cẩn thận, đồng tiền góp vào sẽ chỉ làm giàu cho cá nhân những ”tu sĩ” giả danh nầy.                                                    

Người học Phật được dạy rõ ba chữ BI TRÍ DŨNG. BI là thiện tâm là biết cứu khổ và đem lại niềm vui cho người khác. TRÍ giúp ta thấy được thật giả. DŨNG là năng lực giúp người Phật tử giữ vững được niềm tin. Chúng ta tin rằng, bằng nhiệt tình bằng tấm lòng chúng ta sẽ giúp nhau vững bước trên con đường tu học. Chúng ta tin rằng, bằng cái nhìn sáng suốt và thiện ý chúng ta sẽ cùng nhau đánh đổ được giả trá và gian xảo của cuộc đời. Chúng ta tin rằng, với niềm tin được hun đúc chúng ta sẽ giúp nhau sống an vui và bình yên hơn.

 Uyên Hạnh
Thêm bình luận

Bài vở và hình ảnh xin gởi về This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.