Không kể đến những lần tham dự Thánh Lễ tại nhà thờ Đức Mẹ La Vang được gặp thầy, thậm chí có nhiều lần ngồi cạnh thầy trong giáo đường, và dĩ nhiên có nói chuyện với thầy, nhắc đến tác phẩm tiêu biểu của thầy mà tôi đã được biết và đọc từ những ngày mới vào Lớp Đệ Thất trường Nữ Trung Tiểu Học Trinh Vương Qui Nhơn, được thầy Vũ Linh Châu đọc cho nghe trong những giờ học môn Việt Văn, và cũng vì người bạn đời của thầy là chị Phiến Đan và con gái tôi ở cùng Ca Đoàn, biết tôi rất quý mến thầy nên khi tái bản quyển “ Đời Phi Công” in lần thứ sáu, phát hành vào ngày 28/11/2017, thầy đã gửi tặng tôi một quyển có chữ ký của thầy ( dĩ nhiên tôi rất quý, không phải vì thầy là một người nổi tiếng, mà vì thầy là Niềm Tự Hào của Người Việt Nam chúng ta vì những đóng góp cho nền Khoa Học, và Toán Học cũng như những đóng góp cho xã hội qua “Hội Khuyến Học Truyền Thống Nguyễn Xuân Vinh”).
Bảo ngồi chờ bên vệ đường lâu lắm rồi. Thỉnh thoảng có chiếc xe đò tuyến Vũng Tàu – Sàigòn chạy vụt ngang, nhưng chẳng ai để ý người đàn ông quần áo ướt sũng mắt đăm đăm nhìn về hướng Long Thành. Đoạn đường mới được trải nhựa mềm nhũn dưới ánh nắng hừng hực trong một ngày cuối tháng tư. Không ai nhận ra chàng, người đàn ông đang ngồi bó gối bên vệ đường, có lẽ một phần vì chàng chẳng buồn đứng lên bước ra lộ đưa tay đón xe; có thể vì bộ quần áo xanh bạc màu sũng nước tiệp với đám cỏ vàng xanh mọc dại ven đường; cũng có thể vì chàng thu người ngồi lọt thỏm gần đường mương chạy dọc theo quốc lộ dài hun hút.
Suốt một quãng đường dăm cây số chẳng thấy một bóng người. Gió từ bên kia bãi chà là trườn sang mơn man trên mặt đường, quyện với mùi dầu hắc thổi tạt vào mặt khiến Bảo nhăn mặt và khum bàn tay che mũi. Liếc nhìn cổ tay, chàng nhíu mày vì không thấy chiếc đồng hồ. Món quà kỷ niệm Ngọc mua tặng từ năm nào rơi đâu mất. Bảo nhớ tốn gần cả tháng lương dạy tiểu học của nàng. Chàng dáo dác nhìn quanh và lắc đầu khó hiểu. Không hiểu sao nguyên cả cánh tay sưng tấy bầm dập nhưng Bảo vẫn nhận ra dấu dây đồng hồ hằn trên cổ tay, vệt màu trắng nhạt trông nổi bật trên làn da tím sậm. Chiếc đồng hồ treo trên cổ tay theo Bảo bấy nhiêu năm yêu nhau. Thế mà chàng đánh mất.
40. VỈ CHÚA GIÊSU Ở ĐÓ, TRONG GIÁO HỘI, LÀ NHIỆM THỂ CỦA NGÀI
Và Giáo hội là nơi tôi gặp Chúa và là Chúa của tôi, điều tuyệt đối và không thể chuyển nhượng cho bất cứ ai suốt trọn đời tôi.
Ngài hiện diện ở khắp mọi nơi, tất nhiên, theo một cách nào đó; nhưng hiện diện không có nghĩa chỉ là hiện diện; vì hiện diện có nhiều loại và mức độ khác nhau. Ngài hiện diện trong chính Ngài hơn trong bất kỳ tạo vật nào; Ngài hiện diện trong những sinh vật có linh hồn lý trí nhiều hơn là hiện diện trong những sinh vật khác; Ngài hiện diện trong những người tốt và đầy lòng mến, trong những việc làm tốt chan chứa yêu thương hơn là hiện diện trong những điều xấu; Ngài hiện diện trong những người được rửa tội, những người có đức tin, những người được cứu rỗi – đó là những người (chỉ một mình Thiên Chúa biết rõ) đang hưởng phúc trong tình trạng ân sủng – hơn là hiện diện trong những người khác. Ngài hiện diện trong bảy bí tích của Giáo hội nhiều hơn trong các bí tích khác (chẳng hạn như nước thánh và các biểu tượng) mặc dù Ngài hiện diện trong mọi sự liên quan đến bí tích và theo một nghĩa nào đó, mọi sự đều là bí tích; và Ngài hiện diện trong Bí tích Thánh Thể một cách trọn vẹn và chân thực như Ngài hiện diện trên đường phố mờ bụi ở Giêrusalem và trên những mảnh vỡ đẫm máu của Thập giá.
Ý tôi nói hai điều này. Một là lý trí của tôi thôi thúc tôi trở thành một người Công giáo; khoa biện giải của Công giáo thành công, thuyết phục được những người như tôi cải đạo. Hai là, sâu xa hơn và quan trọng hơn, học thuyết Công giáo mở rộng lý trí của tôi. Đối tượng của “lý trí” hiện đại không phải là hữu thể, không phải thực tế, mà là “những ý tưởng rõ ràng và khác biệt” của Descartes vả cả những lập luận.
Và trong số các lập luận, đối tượng của lý trí hiện đại là giá trị của các lập luận được xác định bằng máy tính, sử dụng định lý toán học, trong khi đối tượng của lý trí theo nghĩa Công giáo truyền thống như khôn ngoan, thông minh, trực giác trí tuệ, sáng suốt, hoặc hiểu biết, mà đối tượng tự nhiên của nó là những mầu nhiệm lớn lao về bản thể.
38. BỞI VÌ GIÁO HỘI BẢO VỆ TẤT CẢ TẠO VẬT CỦA THIÊN CHÚA CŨNG NHƯ ĐẤNG TẠO HÓA
Giáo hội bảo vệ bản tính cũng như ân sủng, bởi vì Giáo hội tin rằng ân sủng hoàn thiện và cần thiết cho công trình cứu chuộc, đồng thời yêu mến và xác thực bản tính chứ không chối từ, giảm thiểu, bỏ qua hoặc loại trừ nó. Có rất nhiều ví dụ về nguyên tắc trọng yếu này của Công giáo:
• Giáo hội bênh vực con người cũng như Thiên Chúa, vì Thiên Chúa đã trở thành con người, và Ngôi Hai trong Ba Ngôi Thiên Chúa là một con người và là Thiên Chúa mãi mãi. Thăng thiên không có nghĩa là tiêu diệt Nhập thể. Chúa Giêsu không bỏ lại thân xác nhân tính hay linh hồn của Ngài ở trần gian.
• Giáo hội bảo vệ lý trí cũng như đức tin. Theo định nghĩa của Công đồng Vatican I, vấn đề đức tin về sự hiện hữu của Thiên Chúa có thể chứng minh được bằng lý trí chứ không chỉ riêng là vấn đề đức tin!
37. VÌ CHÚA THÁNH THẦN LÀ LINH HỒN CỦA GIÁO HỘI, VÀ TÔI CẦN CHÚA THÁNH THẦN THÔI THÚC TÔI BẰNG CHÍNH SỰ SỐNG CỦA THIÊN CHÚA.
Chúng ta cần được Chúa Thánh Thần “ám”. Nó hoàn toàn trái ngược với việc bị quỷ ám: với Chúa Thánh Thần trong tâm trí, chúng ta được tự do, thanh sạch và tràn đầy niềm vui.
Đón nhận Chúa Thánh Thần là giai đoạn cuối cùng và trọn vẹn nhất để kết hợp mật thiết với Thiên Chúa. Thiên Chúa là tình yêu, và tình yêu tìm kiếm sự thân mật, sự hợp nhất cá nhân với người được yêu. Đó là lý do tại sao Thiên Chúa bày tỏ chính Ngài trong ba giai đoạn. Đó là các giai đoạn của sự thân mật: trước tiên là tình yêu nghiêm từ của Chúa Cha trong Cựu ước, sau đó là tình yêu bạn hữu của Người Con nhập thể trong Phúc âm, và cuối cùng là tình yêu Thánh Thần trong lịch sử Giáo hội (Thiên Chúa ở bên ngoài, bên cạnh, và bên trong chúng ta).
36. VÌ, NHƯ THÁNH THOMAS AQUINAS NÓI, KHÔNG AI CÓ THỂ SỐNG MÀ KHÔNG CÓ NIỀM VUI
Thánh Thomas Aquinas nói không ai có thể sống mà không có niềm vui. (Ngài nói tiếp, “Đó là lý do tại sao những người bị tước đoạt niềm vui chân chính luôn tìm đến thú vui nhục dục.” Tôi chưa hề đọc một bài phân tích nào sâu sắc hơn về nguồn gốc của chứng nghiện tình dục.)
Niềm vui đến từ Thiên Chúa: niềm vui thực sự, niềm vui đích thực, điều mà thánh Augustinô gọi là “niềm vui trong sự thật,” niềm vui sâu sắc, đích thực, lâu dài, niềm vui không phù du và không chỉ là cảm xúc hoặc tình cảm và chủ quan, và không chỉ là vẻ bề ngoài và tự nhiên. Thú vui sẽ nhàm chán và ngay cả hạnh phúc cũng vậy (sự mãn nguyện, thỏa mãn những ước muốn của chúng ta), sẽ chóng phai, nhưng niềm vui sẽ không bao giờ nhàm chán.
Khi tôi chết, thay vì vào Luyện ngục, tôi sẽ có những lựa chọn nào?
• Tôi có đủ thánh thiện để hưởng phước Thiên đàng, trực tiếp chịu đựng được ngọn lửa thiêng bất diệt của công lý thánh? Nếu đúng thì cũng giống như tôi đủ sức leo lên đỉnh Everest bằng hai đầu gối trong tuổi già; thật là chuyện đội đá vá trời.
• Tôi xuống Hỏa ngục, mặc dù tôi yêu Chúa Giêsu và Chúa Giêsu yêu tôi? Làm sao Ngài đành lòng để tôi xuống Hỏa ngục?
• Tôi được đầu thai? Nhưng Kinh Thánh nói, “Phận con người là phải chết một lần, rồi sau đó chịu phán xét.” (Dt. 9:27).
• Tôi không bao giờ chết mà sống trên trần gian mãi mãi trong thân xác thối rữa này? Về mặt sinh học rõ ràng không được, và về mặt tâm lý cũng chẳng xong.
34. VÌ TÔI KHÔNG MUỐN SỐNG TRONG MỘT GIA ĐÌNH SIÊU NHIÊN CHỈ CÓ CHA HOẶC MẸ ĐƠN THÂN
Tôi cần một người Mẹ trên Thiên đàng và một người Cha cũng ở trên Thiên đàng.
Chúa Giêsu có một người Cha thiêng liêng cũng như một người mẹ loài thụ tạo; Cha trên trời cũng như mẹ dưới đất. Tôi cũng cần như vậy. Một giáo dân là “một bé Kitô”; do đó, người Kitô hữu cần một người Cha thiêng liêng cũng như một người mẹ thiêng liêng trần thế: Mẹ Maria.
Tất cả chúng ta đều cần bản năng và khôn ngoan, lòng cảm thông và sức mạnh tiềm ẩn của những người mẹ. Đây là cách Chúa tạo dựng bản tính con người. Bản tính con người được tạo dựng ở Thiên đàng, không phải tại Hollywood hay từ Harvard. Chúng ta không nhào nặn ra bản tính; nhưng bản tính là chúng ta. Các tính chất cốt lõi của bản tính không liên quan gì đến văn hóa, thời gian lịch sử, hồ sơ tâm lý, hoặc giáo phái. Và tình mẫu tử là một trong những tính chất cốt lõi đó.