Dịp tết tôi có nhận được lá thư của người thân ở nước ngoài, cầu chúc cho tôi "vạn sự như ý" được nhắc đi nhắc lại gần ba lần.
Tôi hiểu người thân của tôi rất thương mến tôi, quan tâm nhiều tới tôi, mong ước cho tôi được may mắn điều này điều kia, không muốn tôi phải khổ, không muốn tôi gặp những khó khăn... Vạn sự đây chắc không phải chỉ có mười ngàn lần mà là mọi việc xẩy ra đều tốt đẹp như ý muốn, và đó là hạnh phúc nhất của con người, rất là tự nhiên thôi. Thử hỏi trên đời này có ai lại "mát" đến cỡ muốn đau khổ, muốn phiền toái, muốn thất bại, mọi việc xẩy ra đều ngoài ý muốn bao giờ đâu. Các tôn giáo này các giáo phái kia đều muốn giúp con người cách này cách khác thoát khỏi khổ, vì không được như ý muốn là khổ, muốn giầu mà cứ nghèo mãi chẳng khổ là gì? Muốn bình yên mà cứ gặp tai nạn hoài chẳng khổ là gì?
Tục lệ cổ truyền " Ăn Tết" của người Việt Nam chúng ta dường như đang bị mai một với nếp sống hối hả của thế giới hội nhập toàn cầu, cũng như sự phát triển ngày càng đi lên của một số tương đối dân sống ở đô thị.
Những người đang giàu lên một cách thật nhanh chóng và đáng ngờ, ngày nay họ không phải lo toan gì cho ngày tết, ngoài việc kiếm cho thật nhiều tiền và mua quà biếu xén qua lại với nhau . . .. Những món ngày xưa cần phải nấu nướng ở nhà để cúng kiếng ông bà, theo phong tục cổ truyền, những món đặc trưng riêng của từng gia đình mà các bà mẹ tần tảo và những nàng dâu hiền thục trổ tài nhân dịp lễ tết cũng đã được bày bán đầy rẫy tại các siêu thị.
Vào ngày 01-10-1977, trên một sân vận động tại NewYork, trước 80 ngàn khán giả hâm mộ bóng đá, cầu thủ lừng danh Pélé đã ghi cho mình bàn thắng thứ 1,278. Sau đó anh đã tuyên bố giã từ đời cầu thủ chuyên nghiệp. Sau khi cởi áo gởi tặng giao lưu với khán giả, một phóng viên đã hỏi anh: "Pélé, anh đang là thần tượng của hàng triệu bạn trẻ, vậy trong cuộc đời của anh, anh có thần tượng nào không ?" Pélé chỉ vào cây thánh giá đang đeo trước ngực và trả lời: "Có chứ thần tượng của tôi là chính Đức Giêsu Kitô".
Chắc nhiều lần bạn đã qua gần những bãi rác, bạn đã thấy những người đàn ông, đàn bà, trẻ em ăn mặc rách rưới, mặt mũi chân tay lem luốc, tay xách cái bao bố, tay cầm cây sắt, vừa đi vừa bới, đôi mắt chăm chú tìm những thứ gì còn có thể bán được cho tiệm ve chai: nào sắt vụn, dép cũ, ve chai... và họ sống nhờ những thứ tìm ở các đống rác.
Tôi thì hằng ngày thấy những người đồng cảnh ngộ đi tìm rau dại để nấu canh, vì không có tiền mua rau muống... Có nhiều thứ mình cứ tưởng chỉ là cỏ dại, thế nhưng lại là những thứ rau "trời cho" người nghèo để ăn. Bạn có thể tưởng tượng loại cây cảnh thường trồng quanh bồn bông giống như rau dền (nên người ta gọi là rau dền cảnh), lại có thể ăn sống hoặc nấu canh. Khi ở trong hoàn cảnh có tiền mà không thể mua được rau ăn, được mấy người bạn làm vườn thẩy cho một nắm rau này, ăn thấy ngon hơn xà-lách Ðà-Lạt bạn ạ.
Bài này in trong tập tiểu luận Nghĩ về văn học hải ngoại do Văn Mới xuất bản năm 2004 tại California, USA.
Ðọc Truyện Kiều, có lẽ không ai quên được chiều Thanh minh ba chị em Kiều đi tảo mộ. Mặc dù Nguyễn Du đã báo trước cho mọi người biết câu chuyện ông sắp kể thuộc vào loại chuyện “đứt ruột”, “bể dâu”, “trông thấy mà đau đớn lòng”, nhưng buổi chiều xuân mở đầu câu chuyện đứt ruột ấy sao mà mênh mông, thanh thản, trong vắt. Bầu trời xanh cao. Cỏ non phơi phới ngút mắt, dàn đến tận chân mây. Hoa lê điểm trắng. Người người nô nức, chen nhau tận hưởng tất cả sắc đẹp và sức sống của mùa xuân. Ðó là cảnh trí làm nức lòng, không phải cảnh trí làm người ta chau mày, nói chi đến những “đứt ruột, dâu bể”.
Dấu báo hiệu bao nhiêu tai ương cho Thúy Kiều trong buổi chiều xuân hôm ấy, không phải là nấm mồ bị đời bỏ quên của Ðạm Tiên, mà là những cánh én.