-
Hạ Ngôn
-
Đăng ngày 04 Tháng 11 2023
-
Lượt xem: 380
Ngày nay, hình như chỉ còn một điều tuyệt đối: đó là chủ nghĩa tương đối.
J. Goebbels, Bộ trưởng Tuyên truyền Đức Quốc xã
Chủ nghĩa tương đối (relativism) – hay còn gọi là thuyết tương đối1 – nhấn mạnh rằng mọi chân lý (sự thật) trên cõi đời này đều tương đối. Nếu chú tâm, ai cũng nhận ra câu nói này mâu thuẫn về mặt lý luận. Vì một khi khẳng định “mọi chân lý đều tương đối,” thì ngay cả câu khẳng định “mọi chân lý đều tương đối” cũng không thể là tuyệt đối, nhưng chỉ có tính tương đối.
Chủ nghĩa tương đối rất nguy hiểm, vì nó ảnh hưởng đến tư duy của con người và gây tác hại trầm trọng lên các sinh hoạt xã hội. Chính học thuyết này cũng len lỏi vào giáo hội, và gây ảnh hưởng nghiêm trọng lên nếp suy nghĩ của các giáo dân. Các quan niệm cổ truyền về giá trị cốt lõi bị đem ra mổ xẻ, và bị thẳng tay lược bỏ cũng vì chủ nghĩa tương đối.
Điểm cốt lõi của học thuyết tương đối chính là không có gì tuyệt đối trên cõi đời này. Các chân lý, vẻ đẹp, và đạo đức không có giá trị phổ quát mà chỉ có giá trị đối với một số người hoặc một số đoàn thể tuân giữ giá trị đó mà thôi. Một số người đương thời tự xưng là những người theo chủ nghĩa giải tỏa cấu trúc2 , hoặc theo chủ nghĩa hậu hiện đại nhưng hầu hết những kẻ này không biết rằng chủ trương của họ chính là bản sao của thuyết tương đối đạo đức. Sự nguy hiểm của học thuyết tương đối ở chỗ không có tiêu chuẩn tuyệt đối để phán xét điều tốt điều xấu, vì họ cho rằng sự tốt xấu thay đổi tùy theo địa phương, tùy vào điều kiện lịch sử, nền văn hóa, và xã hội.
Xem tiếp...