Không đêm nào ông ngủ tròn giấc. Cứ vài tiếng là ông phải dậy để lấy thuốc giảm đau cho bà uống. Dạo này sức khỏe của bà yếu hẳn, nhất là sau khi mổ. Bởi thế giấc ngủ ông cứ chập chờn, ngủ không ra ngủ, vì lòng ông phập phồng. Bà nằm bên cạnh, hơi thở nhè nhẹ, đôi khi thở dốc, đứt quãng. Có khuya, ông giật mình tỉnh giấc vì hình như không nghe bà thở. Choàng dậy, ông ghé sát tai vào mũi bà. Hơi thở bà nghe như muỗi kêu.
Bà liệt đôi chân đã gần 13 năm nay. Trăm sự đều nhờ một tay ông. Ban ngày con cái đi làm cả. Căn nhà rộng chỉ mỗi ông và bà quạnh vắng. Công việc mỗi ngày quen thuộc đến nỗi cứ nghe tiếng chuông đồng hồ điểm mấy tiếng thì ông biết giờ này phải làm gì cho bà. Sáng sớm, ông vất vả đưa bà – thân xác bà nặng nề vì bao nhiêu năm nằm một chỗ không vận động – từ giường lên chiếc xe lăn và đẩy ra phòng ăn. Trên bàn, ông đã dọn sẵn đĩa trứng, vài miếng xúc xích và ly cà phê pha loãng. Lúc mới liệt đôi chân, bà còn tự ăn. Khoảng vài năm trở lại đây, ông phải đút cháo cho bà. Ông tất tả việc chăm lo, từ bữa sáng đến cơm chiều. Sức khỏe bà yếu dần, ăn không thấy ngon nên có lúc bà không buồn ăn. Ông phải dỗ và đút cho bà được mấy thìa cháo lót dạ để uống thuốc chứ không ăn hết bữa sáng như những năm trước.
Biết bao nhiêu người thua bởi chỉ một chữ “Đợi” trong cuộc đời
Tại một ngôi chùa cổ ở Nhật Bản, có một cậu bé mới 9 tuổi tên là Thân Loan (sau này là người sáng lập Chân Tông tịnh độ), quyết định xuất gia đi tìm thiền sư để xuống tóc, khi gặp được thiền sư đã hỏi ông rằng: “Con còn nhỏ thế này tại sao đã muốn xuất gia?”.
Lúc đó Thân Loan trả lời: “Năm nay mặc dù cháu mới 9 tuổi nhưng bố cháu đã qua đời, cháu không biết vì sao con người phải chết, vì sao cháu và bố cháu phải rời xa nhau. Vì thế để hiểu được đạo lý này, cháu nhất định phải xuất gia”.
Hôm nay là ngày giỗ của ông đó, biết không? Tui đi lễ, cầu cho linh hồn ông, linh hồn Giuse Nguyễn Minh Hiền, thằng bạn đã bỏ trốn bọn tui ra đi trong âm thầm thương tiếc của vợ con ông, ra đi không một lời từ biệt nhắn nhe gì với tụi tui, cho dù tui đã được “ sự ủy thác” của cả bọn bạn cũ chúng mình ngày xưa là phải cố gắng tìm tin tức của ông, nhưng mãi đến khi ông trốn tránh cuộc đời này được bốn năm thì tui mới biết được tin ông, và liên lạc được với vợ ông sau ngày giỗ lần thứ tư của ông một ngày, đó là lý do hôm nay tui đi lễ, và cầu cho linh hồn ông được siêu thoát, và về nhà viết cho ông vài dòng tưởng nhớ . ..trong lần Giỗ Thứ Năm của ông
Tháng tư năm nay đã khởi sự đến với em bằng một loạt chuyện không vui vẻ chút xíu nào, khiến em muốn điên cả đầu vì không biết chuyện gì đang xảy ra với mình . . . Bắt đầu là chuyện không nhận được điện thoại của anh theo như thông lệ, đã vậy khi em ráng dẹp bỏ chút dỗi hờn rất ư là trẻ con trong tâm hồn một bà già của mình để gọi cho anh thì lại càng hốt hoảng hơn khi tiếng chuông điện thoại như đang rơi vào một khoảng không đáng sợ, và sự im lặng ấy đã khiến em càng thêm bồn chồn lo lắng, đầu óc dường như mụ mị đi, không thể suy nghĩ cho ra được điều gì, người thì không khác nào đang ngồi trên đống lửa, và dĩ nhiên chẳng làm được việc gì cho ra hồn...
Khi tôi 20 tuổi, tôi bán hàng thuê cho một hiệu đàn piano ở St. Louis. Một lần, chúng tôi lại nhận được một “đơn đặt hàng” là một bưu thiếp từ vùng Đông Nam Missouri. Trên bưu thiếp đó có viết: “Xin hãy mang một chiếc đàn piano màu gụ đỏ tới cho cháu tôi. Tôi sẽ trả góp 10 đôla mỗi tháng bằng tiền bán trứng gà”.
Qua nét chữ có thể đoán được người viết là một bà cụ. Bà ấy viết câu đó lặp đi lặp lại kín mít tấm bưu thiếp, viết cả ra những diềm giấy còn thừa ở mặt trước cho đến khi chỉ còn chừa ra một khung nhỏ ghi địa chỉ.
Tất nhiên công ty chúng tôi không thể bán piano trả góp 10 đô mỗi tháng. Nên chúng tôi lờ tờ bưu thiếp đi.
Tuy nhiên, đến một ngày, ở vùng Đông Nam Missouri đó có thêm vài người đặt mua đàn piano và chúng tôi phải chở đàn đến đó. Vì tò mò, tôi muốn đến địa chỉ của bà cụ xem sao. Gần như giống hệt những gì tôi tưởng tượng: bà cụ sống trong một túp lều lụp xụp cạnh cánh đồng.
Các nhà nghiên cứu ở Hoa Kỳ vừa chứng minh hẳn hòi là: người cao tuổi nếu có da có thịt một chút, nghĩa là dư cân, ít bị bệnh và sống thọ hơn bạn đồng niên mình hạc xương mai. Lượng mỡ dưới da, tất nhiên không nhiều, chính là kho dự trữ dưỡng chất để đáp ứng cho nhu cầu phục hồi cơ thể đã cao tuổi mỗi lần ngã bệnh. Không cho người già ăn no bụng và ngon miệng là một điều đáng trách cả về lý lẫn về tình.
Khi con người tức giận, cơ thể thật sự sẽ sinh ra “khí”, nên cũng nói là hỏa khí bốc lên, có thể thiêu đốt năng lượng, khiến người ta sinh bệnh thậm chí vì tức mà chết. Cho nên muốn trường thọ nhất định tiết chế nóng giận…
Có một vị phu nhân, thường vì những chuyện vặt vãnh mà sinh nóng giận. Có một ngày bà đi tìm một vị cao tăng thỉnh giáo. Cao tăng nghe xong, liền dẫn bà đến một gian thiền phòng, khóa cửa lại rồi rời đi.
Vị phu nhân tức giận chửi mắng ầm ĩ một hồi, cao tăng cũng không để ý tới. Rồi bà lại bắt đầu cầu khẩn, cao tăng vẫn ngoảnh mặt làm ngơ. Vị phu nhân cuối cùng đành phải im lặng.
Đây là câu chuyện về hai anh em nọ sống bên nhau ở một làng quê nhỏ, cùng nhau chăm chỉ làm ruộng, làm việc bên gia đình. Hai anh em từ trước đến giờ luôn yêu thương và giúp đỡ nhau hết lòng nhưng chỉ vì một hiểu lầm nhỏ mà hai anh em dần xa cách nhau, không nói chuyện. Cả hai bên đều im lặng trong nhiều tuần, ẩn nhẫn sự tức giận trong đó.
Một ngày nọ, có một người thợ mộc già gõ cửa nhà anh trai. Ông nói: "Tôi có thể làm và sửa chữa được nhiều thứ, nhà anh có cần sửa gì không?" Người anh trai ngẫm nghĩ một chút rồi trả lời: "Được, tôi có công việc cho bác đây". Rồi người anh dẫn người thợ mộc già ra sau nhà và chỉ: "Nhà bên cạnh là nhà em tôi, ngày xưa có con lạch nhỏ giữa hai nhà chúng tôi. Gần đây, em tôi đã cố ý trồng thật nhiều cây cao đồng thời đào rộng con lạch ra, biến nó thành ranh giới giữa hai nhà. Bác nhìn thấy rồi đấy, thế nên, bác hãy dựng hẳn một hàng rào cao 3m cho tôi. Tôi không bao giờ muốn nhìn thấy khuôn mặt của nó nữa."
Cô y tá bước vào phòng bệnh với gương mặt lo âu, hồi hộp, xen lẫn chút mệt mỏi, theo sau là anh thủy thủ điềm đạm với những nét khắc khổ trên khuôn mặt. Hai người lặng lẽ tiến lại gần người đàn ông đang nằm bất động trên giường bệnh. Cô gái thủ thỉ vào tai ông: “Bác kính yêu, con trai bác đã về đến rồi đây!”
Người đàn ông không có phản ứng gì.. Có vẻ những liều thuốc an thần “nặng ký” để giảm những cơn đau tim quằn quại đã khiến ông chìm vào giấc ngủ mê mệt… Cô y tá phải nhắc đi nhắc lại nhiều lần ông mới nặng nề mở được đôi mắt vốn đã mờ đi vì bệnh tật. Những cơn đau tim dữ dội khiến cơ thể ông không còn một chút sức lực. Ông yếu ớt nhìn người thủy thủ cạnh giường mình, rồi nắm lấy tay anh.