Trong cuộc đời đi dạy của tôi, thời gian bảy năm dạy tại trường Trung Học Trinh Vương (do quý Soeur Dòng Mến Thánh Giá Quy Nhơn quản trị) đã cho tôi nhiều kỷ niệm đẹp nhất.
Đó là khoảng thời gian từ 1966 đến 1974. Tôi tốt nghiệp Đại Học Sư Phạm Huế năm 1963, sau hai năm dạy học tại trường Đồng Khánh đã xin đổi về Qui Nhơn, dạy học tại trường Cường Để cho gần gia đình. Thời bấy giờ, ngoài Cường Để và Nữ Trung Học là hai trường phổ thông công lập Qui Nhơn còn có các trường Trung học tư thục như Bồ Đề, Nhân Thảo, Tây Sơn, La San và Trinh Vương. Giống như trường Nữ Trung Học, Trinh Vương chỉ thu nhận các nữ học sinh, và do quý Soeur Dòng Mến Thánh Giá Qui Nhơn quản trị
Theo đám đông tôi bước vào bên trong căn lều vải – HỘI CHỢ XUÂN QUÍ MÙI 2003 – nơi trưng bày những gian hàng Tết. Từ những quầy bán thức ăn thuần túy Việt Nam đến những sạp sách báo trò chơi đâu đâu cũng đầy người. Tận sâu trong căn lều, một người đàn bà và một cô gái đang đứng tại gian hàng. Người đàn bà thấp nhỏ, thon gọn trong bộ y phục màu đen, đầu chít khăn cùng màu, đang sắp xếp những món hàng trên sạp. Hình như một người quen. Tôi tiến lại gần và nhìn kỹ hơn. Quả thật, đó là một người quen, một nữ tu Dòng Mến Thánh Giá Qui Nhơn. Có môt cái gì đó làm tôi xúc động. Quê hương hay tình người? Dĩ vãng hay hiện tại? Tôi hiểu sự có mặt của chị nơi đây trong ngày hội chợ. Chị và tôi đã dạy chung trường trong nhiều năm. Cuộc gặp gỡ bất ngờ nơi xứ lạ quê người khiến tôi nhớ lại một dĩ vãng xa xôi nơi ngôi trường mà tôi có nhiều kỷ niệm "Trường Trinh Vương" Tôi cầm bút trở về một quá khứ
Tôi có một người bạn nối khố, làm quan khá lớn trong ngành Lính Thủy ngày trước. Hắn là người cùng làng, nên cũng lắm mồm như tôi. Tôi thân với cả hai vợ chồng, vì vợ hắn do tôi lựa dùm, con nhà giầu, học giỏi và đẹp gái, đẹp cả người lẫn nết — lúc chưa cưới, hắn cũng đồng ý như vậy — nên cu cậu đã mê tít thò lò. Sau này đường xá xa xôi, không biết ra sao, chỉ thấy con cháu đầy đàn, ngổn ngang kín cả một tấm hình.
Bài này in trong tập tiểu luận Nghĩ về văn học hải ngoại do Văn Mới xuất bản năm 2004 tại California, USA.
Ðọc Truyện Kiều, có lẽ không ai quên được chiều Thanh minh ba chị em Kiều đi tảo mộ. Mặc dù Nguyễn Du đã báo trước cho mọi người biết câu chuyện ông sắp kể thuộc vào loại chuyện “đứt ruột”, “bể dâu”, “trông thấy mà đau đớn lòng”, nhưng buổi chiều xuân mở đầu câu chuyện đứt ruột ấy sao mà mênh mông, thanh thản, trong vắt. Bầu trời xanh cao. Cỏ non phơi phới ngút mắt, dàn đến tận chân mây. Hoa lê điểm trắng. Người người nô nức, chen nhau tận hưởng tất cả sắc đẹp và sức sống của mùa xuân. Ðó là cảnh trí làm nức lòng, không phải cảnh trí làm người ta chau mày, nói chi đến những “đứt ruột, dâu bể”.
Dấu báo hiệu bao nhiêu tai ương cho Thúy Kiều trong buổi chiều xuân hôm ấy, không phải là nấm mồ bị đời bỏ quên của Ðạm Tiên, mà là những cánh én.
"...Thuận đấy à? Mình nói chuyện thoải mái được không? Cô thì lúc nào cũng ậm ừ, nhưng mặc kệ, cuối năm anh phải điện thoại chúc Tết cô. Không điện thoại sớm, cô bận nghe những lời chúc khác văn chương hơn, bay bướm hơn, cô quên anh đi. Cười! Không thật thế à! Năm mới cô muốn anh chúc gì nào? Khang an thịnh vượng, già quá! Dồi dào sức khoẻ? Thừa! Cô thì lúc nào không dồi dào sức khoẻ, chẳng thế mà lúc nào cũng có hàng tá những anh tình nguyện chở các cháu đi học, đi shopping, đi ăn kem, đi cắm trại. Lại cười! Thôi, anh chỉ xin chúc cô một năm mới hoàn toàn như ý. Cho cô hoàn toàn tự do lựa chọn, muốn gì được nấy. Phần anh, cuối năm bận lu bù. Hết cuộc họp tất niên này đến cuộc họp tất niên khác. Anh mới đi ăn tất niên ở hội đồng hương về đây. À, có chuyện này anh kể cho cô nghe. Tính anh vẫn thế, ưa nói ngược. Bạn bè anh đua nhau tán tụng cái đất địa linh nhân kiệt, hãnh diện là người đồng hương của ông này bà nọ. Anh, anh bảo anh hãnh diện làm người đồng hương của Tám Khùng. Vâng, Tám Khùng, người điên nổi tiếng của thành phố Qui nhơn. Mọi người trố mắt nhìn anh. Cô biết anh giải thích sao không? Nhưng trước hết anh phải cho cô biết Tám Khùng là ai đã chứ. Hồi đó anh từ quê xuống Qui nhơn học. Thành phố sau chiến tranh chỉ là một bãi cát đầy dây kẽm gai và vài chục túp lều tranh trên bờ biển. Gia đình Tám Khùng đã ở đó rồi. Bọn học trò rắn mắt, trong đó có anh, ngoài cái thú tắm biển, đi xem phim Tarzan ở cái rạp xi- nê duy nhất Tân Châu, chỉ còn cái thú chọc ghẹo Tám Khùng. Mỗi lần bị chọc, Tám Khùng la khóc bai bải, luôn miệng chửi "Cha mày Xe, mẹ mày Bành", rồi chạy đi tìm một hòn đá, một miếng gạch...Ồ không, không phải để ném vào bọn anh đâu. Tám Khùng lấy đá gạch đập vào ngực mình, đập hết lực, miệng vẫn không thôi lải nhải "Cha mày Xe, mẹ mày Bành". "Xe, Bành" là tên cha mẹ của Tám Khùng, cô thấy có lạ không? Ông ấy oán trách cha mẹ đã sinh ra mình để mình phải khổ như thế chăng? Kẻ gây khổ cho ông ấy là bọn anh, nào phải cặp vợ chồng ngư phủ già ở xóm lưới! Tại sao ông ấy lại lấy đá tự đập vào ngực mình mà không ném cho vỡ đầu bọn anh? Khó hiểu chứ! Như ông ấy muốn bảo "lỗi tại tôi lỗi tại tôi mọi bề", quá lắm chỉ dám đổ lỗi cho cha mẹ. Ông ấy điên, nhưng có khác gì ông thánh.
LTS. Bài thơ của Cha Phạm Châu Diên sáng tác. Ngài đọc cho học trò viết sau đó ký tên dưới bài thơ cho mỗi học trò
Có phải hôm nay lớp cuối cùng
Làm sao lòng trí thấy mông lung
Nhớ ngày khai giảng đầy vui vẻ
Mà đến hôm nay xiết ngại ngùng
Bình giảng ngâm nga thơ với phú
Luận bàn phải trái thủy cùng chung
Năm dầu đã dứt tình không dứt
Mặt biển Qui Nhơn bát ngát trùng
Nhưng có lẽ ít người còn nhớ vì nguyên cớ gì và trong trường hợp nào mà bộ truyện thần thoại vô cùng hấp dẫn này đã được sáng tác.
Xin ghi lại để bà con thư giãn chút đỉnh sau những thời gian dài chú tâm theo dõi tình hình chiến sự, nhất là trong giai đoạn gay go như hiện nay tại chiến trường thủ đô Baghdad. (trong truyện 1001 đêm, thành phố này thường được gọi là thành Bá Đa). Câu chuyện gay cấn về việc Iran đang cố gắng chế tạo bom nguyên tử, chắc cũng còn được tường thuật hàng ngày liên tục trong nhiều năm sắp tới.
(Thày Vũ Linh Châu là người dạy văn của mình năm lớp đệ thất- chính nhờ Thày mà mình và nhiều bạn cùng lớp đã có một tâm hồn tràn đầy chất thơ sau này- Trân trong giới thiệu với các bạn bài viết của Thày- những kỷ niệm của Thày khi dạy ở TV. Phạm Thiên Thu)
Nghề giáo, được coi là một nghề bạc bẽo, bị gọi mỉa mai là nghề Bán Cháo Phổi. Nhưng tôi thì may mắn hơn rất nhiều, vì đã được bán cháo phổi tại một tiệm ăn mà khách hàng toàn là các thiếu nữ xinh tươi mơn mởn, giống như là được thơ thẩn trong một vườn hoa đủ mầu đủ sắc, suốt 15 năm trời. Vào lính mất hơn hai năm rồi lại được cho về dậy học lại, tiếp tục bán cháo phổi cho... con gái. Như là đang được giao cho chăm sóc một khu vườn đặc biệt với muôn ngàn đóa hoa xinh tươi mĩ miều. Sở dĩ tôi trụ ở ngôi trường dễ thương đó được lâu như vậy, có lẽ nhờ tôi luôn luôn biết thân biết phận kẻ làm vườn của mình. Kẻ làm vườn, nếu chỉ nhìn ngắm các bông hoa bằng mắt, thì đâu có ai thèm rầy la trách cứ làm gì, đâu có ai nghĩ đến chuyện cho mình lay off. Câu chuyện càng rắc rối phức tạp hơn nữa vì ngoài việc đứng lớp dậy học, tôi còn được giao cho công tác điều khiển Hiệu Đoàn nữa. Dậy học, hết giờ là ai về nhà nấy, nhưng với các công việc của Hiệu Đoàn, không thể tránh khỏi các gần gũi và tiếp xúc riêng tư. Thế mà tôi đã cầm cự được tới...15 năm. Có lẽ tại vì tôi luôn luôn suy nghĩ rằng nếu có lỡ dại, thì đâu phải chỉ có một mình mình chịu, mà nó còn liên lụy tới cả một Hội Dòng, cả một tôn giáo nữa.