- Đăng ngày 15 Tháng 3 2022
- Lượt xem: 348
14. VÌ NHỮNG GÌ GIÁO HỘI KHÔNG DẠY CŨNG NHƯ NHỮNG GÌ GIÁO HỘI DẠY
Hai điều Giáo hội không dạy là: (1) thể chế chính trị nào tốt nhất và (2) ân sủng thiêng liêng và ý chí tự do của con người gắn bó với nhau như thế nào. Giáo hội không biết, và không hề tuyên bố biết hai điều đó một cách rõ ràng và chắc chắn. Vì thế, chúng ta cũng không cần biết.
Không giống như đạo Hồi, Giáo hội không ủng hộ một hình thức chính quyền (Sharia) nào đó và lên án các hình thức chính quyền khác. Vì vậy, Giáo hội không hề khuất phục để phục vụ cho một đảng phái hoặc một hệ thống chính trị – bất kỳ đảng phái nào, bất kỳ hệ thống chính trị nào.
Ngày nay, người ta xúi dục chính trị hóa tôn giáo nhằm mục đích tạo ra một tôn giáo cho chính trị. Giống như tương đối hóa một cái gì đó tuyệt đối và ngược lại, tuyệt đối hóa một cái gì đó tương đối. Và điều này chưa bao giờ thành công, từ thời trung cổ cho đến thời đại ngày nay. Khi tôn giáo dính vào chính trị, Giáo hội giống như mang nợ một con điếm.
Nhưng học thuyết đạo đức xã hội Công giáo mang một số nguyên tắc mạnh mẽ về chính trị, chẳng hạn như:
• Nguyên tắc của chủ nghĩa cá nhân (hệ thống và mọi vật thể nên phục vụ con người, không phải ngược lại)
• Nguyên tắc của quyền tư hữu
• Nguyên tắc về ưu tiên công ích hơn tư ích
• Nguyên tắc về phân quyền/nhiệm (về quyền lực nên tản quyền, không tập quyền, vì cả hai trường hợp, quyền lực đều sinh thối nát (Lord Acton); hơn nữa, vì các đơn vị xã hội nhỏ hơn, chẳng hạn như gia đình và khu phố, dễ sinh các vấn nạn hơn ngoài xã hội)
Nhưng những nguyên tắc này có thể áp dụng bằng nhiều cách tùy theo mỗi tình huống khác nhau, mỗi năng lực và mỗi nhu cầu khác nhau của con người. Chúng ta tìm ra ứng dụng nào tốt nhất bằng cách thử nghiệm, hoặc theo kinh nghiệm, không phải bằng sự mạc khải của thần linh.
Không giống như Luther và Calvin – những người phủ nhận ý chí tự do bởi vì họ nhấn mạnh vào tín lý “chỉ mỗi ân sủng” và “quyền bính của Thiên Chúa” – Giáo hội không phủ nhận ý chí tự do của con người. Và không giống như thuyết Pelagiô và thuyết nhân bản, Giáo hội không phủ nhận quyền ưu tiên của ân sủng và sự cậy nhờ hoàn toàn vào ân sủng của con người.
Cuốn sách tuyệt vời của thánh Augustine “Về Ân sủng và Ý chí Tự do” lập luận rằng hai điều Ân sủng và Ý chí Tự do, xét về tính hợp lý, không hề mâu thuẫn: (1) quyền tự do thực sự của con người trong việc lựa chọn điều thiện hay điều ác, chống hoặc không chống Thiên Chúa, và (2) ân sủng tối thượng, không thể sai lầm của Thiên Chúa (bao gồm cả thiện chí hoàn toàn vị tha, và sức mạnh toàn năng, và khôn ngoan toàn trí của Ngài).
Tuy soi rọi ánh sáng vào vấn đề và trả lời cho cáo buộc rằng hai ý tưởng (Ân sủng và Ý chí Tự do) mâu thuẫn nhau, nhưng họ không loại bỏ một thực tại là bóng tối bao quanh ánh sáng. Thiên Chúa, Đấng là ánh sáng, ngự trong vùng bóng tối đó, thực ra, bóng tối chỉ dành cho tội lỗi, cho chúng ta, chứ không phải Ngài.
Có những nguyên tắc Công giáo về sự quan phòng, sự dữ, ý chí tự do, công lý và lòng thương xót, nhưng (như Gióp đã tìm ra) chúng ta không thể hiểu thấu đáo và có một cái nhìn rõ ràng về kế hoạch bí ẩn thánh thiêng, mà qua đó những điều xấu (tệ hại dưới mắt của loài người) được sử dụng cho sự tốt lành (Rm. 8:28) như vàng con người được tôi luyện bằng ngọn lửa đau khổ, vì chúng ta chỉ thấy một phần nhỏ trong kế hoạch tuyệt hảo, chứ không thấy chiến thắng cuối cùng của Thiên Chúa. Câu trả lời của Thiên Chúa đối với Gióp cũng giống như câu Ngài nói với thánh Catherina: “Ta là Thiên Chúa; chứ không phải con". Hai nguyên tắc quan trọng nhất mà Ngài muốn ban cho chúng ta khi đối diện với bí nhiệm lớn lao này là lòng khiêm nhường nơi chúng ta và đặt để lòng trông cậy nơi Ngài, Đấng khôn ngoan, yêu thương và toàn năng.
Tôi càng suy nghĩ về hai vấn đề này, tôi càng khâm phục trí tuệ Công giáo cả hai về những gì biết và những gì không biết.
(còn tiếp)
Peter Kreeft, Giáo sư Tiến sĩ Triết
Hạ Ngôn dịch