28. BỞI VÌ CHỈ MỖI GIÁO HỘI CÔNG GIÁO NGÀY NAY CỨNG RẮN VỚI LÒNG CAN ĐẢM TRONG MỘT THẾ GIỚI MỀM YẾU VỚI NHIỀU HAM MUỐN, TIÊU THỤ VÀ TÌNH DỤC.


Giáo hội thật can đảm khi tỏ ra cứng rắn trong một thế giới trở nên mềm yếu với nhiều ham muốn, ham mê bản thân. Tuy vậy, Giáo hội vẫn mềm dịu với tình yêu thương và lòng thương xót trong một thế giới đầy dẫy thực dụng và giỏi tính toán.

Những chiều kích đối lập này của Giáo hội, cứng rắn và mềm mỏng, được kết hợp trong sự hy sinh, điều này gây khó chịu đến những người mềm yếu và sợ hãi và hèn nhát và ham mê bản thân vì Giáo hội đòi hỏi họ phải can đảm, và đồng thời cũng gây khó chịu đến những người cứng rắn và thực dụng, và thực tiễn bởi chủ nghĩa lý tưởng điên rồ và tình thương yêu vô điều kiện.

Quý vị thấy điều này trong tất cả các vị thánh của Giáo hội. Không một ai trong số các vị thánh chỉ đơn giản là mềm yếu hoặc chỉ cứng rắn. Một số cứng rắn hơn những người khác, và một số dịu dàng hơn những người kia, nhưng không một ai trong số các vị thánh hèn nhát hoặc chạy theo chủ nghĩa tương đối về đạo đức, và không một ai theo chủ nghĩa pháp lý thiếu bao dung (phán quyết tòa án thường dung hòa giữa tình và lý). Các thánh nam của Giáo hội đều lịch thiệp: vừa dịu dàng vừa nam tính. Và các thánh nữ đều là những người phụ nữ cá tính: vừa mạnh mẽ lại vừa nữ tính. Không một giáo hội nào khác trên thế giới ngày nay sản sinh các thánh nam nữ như thế. Thay vào đó, các thánh hầu như nữ tính hóa đàn ông và nam tính hóa phụ nữ. Chẳng hiểu nam nữ trao đổi căn tính về giới tính hoặc hy sinh luôn cả căn tính của mình.

Sự kết hợp Công giáo giữa các đức tính cứng rắn và mềm dẻo – cả về nhân cách nói chung và về nhân cách giới tính – là một kết hợp tuyệt hảo cần được khôi phục để cứu vớt nền văn hóa của chúng ta. Các nền văn hóa thường thích nghi với não trạng của con người (hoặc ngược lại, con người thích nghi với nền văn hóa; hay nói cách khác, con người là sản phẩm của xã hội), và do đó nếu không có các vị thánh, nền văn hóa của chúng ta sẽ trở thành chủ nghĩa độc tài toàn trị Một Nghìn Chín Trăm Tám Tư (1984, truyện giả tưởng nổi tiếng – xuất bản năm 1949 – của George Orwell về sự độc tài toàn trị), hoặc một xã hội Brave New World nơi con người hoàn toàn bị tẩy não, sống phụ thuộc vào thuốc men, giải trí, tiêu thụ, và tình dục (truyện giả tưởng nổi tiếng – xuất bản năm 1932 – của Aldous Huxley về một xã hội tương lai khi cuộc sống không còn ý nghĩa). Hoặc cả hai.

Walker Percy viết, "Chính mối thương cảm đã dẫn đến các trại tử thần (lò giết người hàng loạt)". Tâm hồn Hitler đầy tình cảm.

 

(còn tiếp)


  Peter Kreeft, Giáo sư Tiến sĩ Triết
  Hạ Ngôn dịch

Thêm bình luận

Bài vở và hình ảnh xin gởi về This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.