29. VÌ TÔI CẦN NIỀM XÁC TÍN CỦA TÍN LÝ VỀ THIÊN CHÚA, VÀ ĐỨC KITÔ, VÀ ƠN CỨU ĐỘ


Không có giáo phái Tin lành nào dám tuyên bố tín lý của họ là chắc chắn. Nhưng riêng chúng ta lại cần niềm xác tín vào các tín lý. Chúng ta không những cần những lẽ thật hoặc ý kiến tốt hoặc ý định tốt trên con đường dẫn đến Thiên đàng, vì tất cả – những điều trên kể cả khả năng và tiềm năng của mỗi người – đều cần cho cuộc hành trình này.

Một sai lầm trên đường đi có thể chưa hẳn là thảm họa, nhưng nên luôn cảnh giác trên cuộc hành trình này vì thảm họa có thể xảy ra, vì cái chết là điểm tận cùng của đời sống và không thể nào quay lại, không có cơ hội thứ hai.

Tuy nhiên, về bản thân chúng ta, chúng ta không đủ khả năng để biết sự thật về Thiên Chúa, đường dẫn đến Thiên đàng và sức mạnh thiêng liêng để bước trên con đường lữ thứ. Chúng ta cần một niềm xác tín thần thánh, không thể sai lầm.

Kinh thánh có điều đó, đúng, nhưng hai mươi nghìn giáo phái Tin lành có hai mươi nghìn cách giải thích Kinh thánh khác nhau. Không thể có hai mươi nghìn sự thật. Chúng ta cần một sự thật chân chính, không thể là một sự thật vu vơ nào đó.

Đức Kitô là Chân lý, vâng, và tất cả giáo dân Thiên Chúa giáo đều tin vào Đức Kitô, nhưng Đức Kitô nào? Đức Kitô đơn thuần là con người, hoặc Đức Kitô đơn thuần là thần thánh, hoặc Đức Kitô một nửa là người nhưng hoàn toàn thần thánh, hoặc Đức Kitô một nửa là thánh nhưng hoàn toàn con người, hoặc Đức Kitô nửa người nửa thần, hay là gì? Ngài là một con người với một bản tính thần thánh, hay một Người thiêng liêng với bản tính con người, hay là gì?

Chính Giáo hội xác định câu trả lời cho câu hỏi đó. Chính Giáo hội, chứ không phải Kinh thánh, là người đã ban cho chúng ta những tín điều Kitô học và Ba Ngôi tuyệt vời. (Hai danh từ Ba Ngôi và Nhập Thể thậm chí không hề được nhắc đến trong Kinh thánh!)

Nếu chúng ta không thể tin tưởng vào Giáo hội, và nếu Giáo hội không vô ngộ như Kinh thánh, thì chúng ta tin tưởng vào hai mươi nghìn Kitô và thờ phượng từng ấy vị thần. Điều đó đe dọa không những tính hiếu kỳ mà còn cả ơn cứu độ của chúng ta nữa.

Mọi dị giáo trong lịch sử đều tin vào và tuân theo Kinh thánh. Lịch sử đã chứng minh chỉ mỗi Kinh thánh thì không đủ.

Lý do xem ra vẫn chưa đủ, chúng ta cần một lý do là Giáo hội không thể sai lầm để giải thích Kinh thánh, không phải là sự kiêu ngạo của Công giáo mà là sự khiêm nhường. Chúng ta có tín điều bởi vì Chúa đã ban cho chúng ta, và Chúa đã ban cho chúng ta vì chúng ta cần nó, và chúng ta cần nó vì chúng ta không đủ khôn ngoan để hiểu Kinh thánh – không đủ khôn ngoan để giải thích Kinh thánh một cách đúng đắn mà không có thần linh hướng dẫn. Cho dù chúng ta có một cuốn sách đúng đắn không thể sai lầm, nhưng chúng ta là những học sinh ngu ngốc, và chúng ta cần một người thầy thông thái, một người thầy thông suốt lịch sử để dạy chúng ta cách giải thích cho đúng sách vở của Ngài. Nếu ai phủ nhận điều đó, thì chính người đó, chứ không phải người Công giáo, ngạo mạn tự cao tự đại.

Chúng ta cần biết chắc chắn tội lỗi chúng ta được tha thứ, và Chúa Giêsu đã trao quyền năng đó cho các tông đồ, chính họ truyền lại quyền năng đó cho những người kế vị.

Chúng ta cần biết chắc chắn chúng ta đang thờ phượng Thiên Chúa thực sự chứ không phải một Thiên Chúa trong tưởng tượng hoặc một Thiên Chúa do lý trí dựng nên.

Chúng ta cần biết chắc chắn chúng ta đang thực sự tiếp nhận thân xác Đức Giêsu Kitô, và không chỉ là một biểu tượng của Ngài, khi chúng ta lãnh nhận Bí tích Thánh Thể mà Ngài ban cho chúng ta.

Chúng ta cần biết chắc chắn những tín điều chúng ta tin thực sự không thể sai lầm, vì những gì thuộc về con người đều có thể sai lầm; và nếu các tín điều chỉ là con người, và không phải thần thánh, thì chúng không thể không sai lầm. Nhưng các tín điều không nằm trong Kinh thánh: các tín điều đến từ thẩm quyền của Giáo hội giải thích các dữ kiện trong Kinh thánh. Ví dụ, Chúa Ba Ngôi là một cách Giáo hội giải thích trong sáu phần dữ kiện chính từ Kinh thánh, cho chúng ta biết (1) chỉ có một Thiên Chúa; (2) Đấng mà Chúa Giêsu gọi là Cha cũng là Thiên Chúa; (3) Chúa Giêsu là Thiên Chúa (Ngài chấp nhận tước hiệu từ Tôma [Ga. 20:28]); (4) Chúa Thánh Thần là Thiên Chúa; (5) Chúa Giêsu không phải là cùng một Ngôi với Cha Ngài (vì Ngài vâng theo ý muốn của Cha Ngài; hai bản thể khác nhau); và (6) rằng Chúa Thánh Thần không phải cùng một Ngôi vị với Chúa Giêsu hay Chúa Cha, vì Chúa Giêsu và Chúa Cha “gửi” Ngài đến trần gi

Chúng ta cần biết chắc chắn Thiên Chúa yêu thương chúng ta, và do đó chúng ta có thể tin tưởng tuyệt đối vào Ngài về mọi sự, cho dù ý tưởng đó gần như khó tin và dường như chỉ là điều mơ ước trong tâm tưởng.

Chúng ta cần biết chắc chắn chết không phải là hết. Lập luận triết học không đủ. Chúng ta cần “hy vọng” nhiều hơn chứ không chỉ là sự lạc quan hoặc may mắn; chúng ta cần “hy vọng chắc chắn về sự Phục sinh” (lời cầu nguyện trước khi hạ huyệt).

Chúng ta cần biết chắc chắn những người thân yêu của chúng ta qua đời không chỉ đơn thuần là “qua đời”. Tuy cái chết là chắc chắn, chúng ta cần câu trả lời về sự chết để hiểu chắc chắn hơn.

Chúng ta cần biết chắc chắn chúng ta không dại dột tuyên bố một điều xác tín mà chúng ta biết, trong đáy thâm tâm, chúng ta không sở hữu hoặc không có quyền. Chúng ta cần biết chắc chắn Đức tin của chúng ta là tín lý của Thiên Chúa, không phải tín lý của con người.

 

(còn tiếp)


  Peter Kreeft, Giáo sư Tiến sĩ Triết
  Hạ Ngôn dịch

 

 

Thêm bình luận

Bài vở và hình ảnh xin gởi về This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.