Sáng Tác

23. VÌ LÝ DO QUA CÂU HỎI CỦA WALKER PERCY: “CÒN GÌ NỮA KHÔNG?”


Walker Percy – một bác sĩ, nhưng không hành nghề y khoa mà trở thành giáo sư văn chương – cải đạo từ Tin lành, hỏi "Còn gì nữa không?" khi có người thắc mắc vì lý do nào ông chọn theo đạo Công giáo, và người đối thoại hỏi ngược lại: “Ý ông hỏi 'Còn gì nữa?' là thế nào? Còn rất nhiều lựa chọn khác để thay thế thuyết Công giáo như: chủ nghĩa chính thống, chủ nghĩa hiện đại, chủ nghĩa tự do cánh tả, chủ nghĩa bảo thủ cánh hữu, chủ nghĩa duy vật, chủ nghĩa duy linh, chủ nghĩa thực dụng, chủ nghĩa duy tâm, chủ nghĩa cổ điển, chủ nghĩa lãng mạn, chủ nghĩa sử thi, chủ nghĩa khắc kỷ, chủ nghĩa vị lợi, chủ nghĩa cá nhân, chủ nghĩa tập thể, chủ nghĩa tương đối, chủ nghĩa trọng nam, chủ nghĩa trọng nữ, chủ nghĩa nhất giới, chủ nghĩa chuyển giới, chủ nghĩa siêu nhân, thuyết phiếm thần, thuyết đa thần, chủ nghĩa khủng bố Hồi giáo, Thời đại Bảo bình, Phong trào Thời đại Mới, chuộng chất gây nghiện, nữ thần, chủ nghĩa cộng sản, chủ nghĩa tân quốc xã, chủ nghĩa vô chính phủ, chủ nghĩa nhân văn thế tục (chủ nghĩa nhân văn thế tục cuồng tín!), chủ nghĩa tự ái, ma túy, băng đảng và các môn thể thao.”

Xem tiếp...

22. VÌ CHỈ CÓ GIÁO HỘI CÔNG GIÁO ĐƯỢC BIỂU HIỆN QUA BỐN DẤU ẤN


Kinh Tin Kính Nicene xác định Giáo Hội của Đức Kitô bằng bốn dấu ấn: Giáo Hội là một, thánh thiện, công giáo và tông truyền. Chỉ có một Giáo hội phù hợp với mô tả đó.

Kinh Tin Kính diễn đạt một ngôi nhà thực sự của chúng ta. Đó là ngọn hải đăng, là lộ trình, là dấu ấn rõ ràng cho người tìm kiếm sự thật.

Thuần Nhất. Có giáo hội nào khác – ngoài Giáo hội Công giáo – thuần nhất đến nỗi tất cả những sự chia rẽ xảy ra trong giáo hội đó rõ ràng là sự phân chia giữa cái cũ và cái mới, giữa Giáo hội đến từ Đức Kitô và một hội thánh đến từ con người, giữa một Giáo hội hiện hữu từ thuở ban đầu và các giáo phái được thành lập từ sự ly khai? Giáo hội Công giáo là giáo hội duy nhất mà tất cả các giáo phái khác tách ra từ đó.

Xem tiếp...

21. VÌ NHÂN CÁCH CỦA CÁC THÁNH TRONG GIÁO HỘI


Các thánh Công giáo là những nhân vật có thật. Các vị thánh Công giáo và Chính thống giáo đầy nhiệt huyết và đáng nhớ hơn nhiều so với các vị thánh Tin lành.

Họ là những cá thể độc đáo. Không ai có thể nhầm lẫn giữa Thánh Thomas Tông đồ, Thomas à Kempis, St. Thomas Aquinas, St. Thomas More, và Thomas Merton. Hoặc Thánh Têrêsa (“Mẹ Têrêsa”) Calcutta, Thánh Têrêxa Avila, Thánh Têrêsa thành Lisieux, Thánh Têrêsa Benedicta Thánh giá (Edith Stein), và bà già chủ nhà Têrêsa mộ đạo của quý vị.

Chúng ta không thể tranh luận với một vị thánh. Nụ cười của họ, lòng bác ái của họ, những nếp nhăn của kinh nghiệm, và sức chịu đựng, và lòng nhẫn nại của họ khiến lời nói của chúng ta dội ngược lại như hòn đá ném vào bức tường đá.

Xem tiếp...

20. VÌ BẠN HỮU VÀ GIA ĐÌNH CỦA TÔI – GIA ĐÌNH TÂM LINH CỦA TÔI


Bạn bè và gia đình tôi đóng một vai trò lớn – hầu hết là vô hình và vô thức, nhưng một phần có ý thức – trong hành trình trở về Rôma của tôi.

Khi tôi quyết định từ bỏ con thuyền nhỏ đỏm dáng và nhảy lên chiếc tàu cũ khổng lồ của Nô-e, chứa đầy những động vật kỳ dị, hôi hám, tôi đã hình dung ra một trận chiến sách vở, hay đúng hơn một cuộc bút chiến với các tác giả. Từ cửa sổ của chiếc tàu Nô-e, tôi nhìn thấy những khuôn mặt quen thuộc đang vẫy tay và mời tôi lên tàu, những gương mặt tôi vô cùng ngưỡng mộ.

Tôi đã từng (trước khi trở thành người Công giáo) liệt kê 25 tác giả trong các lĩnh vực tôn giáo, thần học, tâm linh và triết học tôn giáo tôi yêu thích và ngưỡng mộ nhất; trong đó chỉ có hai người theo đạo Tin lành và hai tác giả Chính thống giáo: C. S. Lewis, Kierkegaard, Dostoyevsky, và Tolstoy. Chống lại 4 người này là 21 người Công giáo Rôma: thánh Justinô Tử đạo, thánh Augustinô, Boethius, thánh Anselm, thánh Phanxicô, thánh Bonaventure, thánh Thomas Aquinas, Dante, Nicholas Cusanus, thánh Gioan Thánh giá, thánh Têrêxa Avila, thánh Catharina Genova, Pascal, thánh Têrêsa thành Lisieux, thánh Gioan Henry Newman, G. K. Chesterton, bậc Đáng kính Fulton Sheen, Frank Sheed, thánh Têrêsa Calcutta, và Ronald Knox.

Xem tiếp...

19. VÌ KINH THÁNH CHO TÔI BIẾT


Tất cả giáo dân Thiên Chúa giáo đều tin tưởng Kinh thánh, kể cả (đặc biệt) Tân Ước. Và chính Kinh thánh đã đưa tôi đến Giáo hội.

Điều này xảy ra qua 2 cách. Trước hết, Kinh thánh cho tôi biết Đức Kitô thiết lập Giáo hội, và trao cho Giáo hội quyền giáo huấn nhờ danh Ngài.

Vì thế, Kinh thánh dẫn tôi đến thẳng Giáo hội, từ Đức Kitô đến Giáo hội là tác phẩm của Ngài. Kinh thánh cũng dẫn tôi ngược về Giáo hội, vì Giáo hội là căn nguyên của Kinh thánh.

Sự thật lịch sử chứng tỏ rằng chính Giáo hội (các tông đồ) đã viết ra Tân Ước. Chính Giáo hội cũng đã xác định nội dung Kinh thánh, tín lý – cho chúng ta biết những cuốn sách nào phù hợp hay cuốn nào không phù hợp với giáo luật thiêng liêng, những sách được Thánh linh soi dẫn, và mang tính chất bất khả ngộ, và có thẩm quyền. Làm thế nào mà hầu hết giáo dân Thiên Chúa giáo đều biết rằng Phúc âm của Tôma và Phúc âm của Giuđa (Iscariốt) không phải là Kinh thánh, vì thiếu sự mạc khải bất khả ngộ của Thánh Linh, như Giacôbê và Giuđa (Tađêo) và Khải Huyền thì lại đúng là Kinh thánh? Có một và chỉ một câu trả lời rõ ràng cho câu hỏi đó: do thẩm quyền của Giáo hội.

Xem tiếp...

18. VÌ CÁC THIÊN THẦN, VÀ SỰ TRUNG GIAN VÔ HÌNH VÀ ẨN DANH


Thiên Chúa ban một số thiên thần (các thiên thần bản mệnh) cho chúng ta “để soi sáng và bảo vệ, để chỉ bảo và dẫn đường.” Các thiên thần luôn làm trung gian cho hầu hết các việc làm vĩ đại của Thiên Chúa trong Kinh thánh và chắc chắn thiên thần giữ vai trò thiết yếu trong việc biến cải. Khi tôi lên Thiên đàng và gặp thiên thần hộ mệnh của tôi, có thể tôi sẽ được thấy rõ ràng hơn vai trò tích cực của ngài khi giúp tôi trở lại đạo Công giáo từ Tin lành, cũng như giúp nhiều điều tốt đẹp khác xảy ra trong cuộc đời tôi, và tôi sẽ nói với thiên thần bản mệnh, “Ồ, hóa ra là ngài theo con cả cuộc đời! Cảm ơn ngài!"

Nhưng khi tôi nói tôi là người Công giáo nhờ các thiên thần, tôi có thêm ý khác: với quan điểm về các thiên thần, người Công giáo hơn hẳn người Tin lành ở điểm thiên thần bản mệnh. Người Công giáo luôn có thiên thần bên cạnh. Tôi không hiểu tại sao những người Tin lành lại không nghĩ thế, và thực sự họ chẳng bao giờ nghĩ đến.

Xem tiếp...

17. VÌ MẸ TÔI


Mẹ ruột của tôi tuy không hoàn hảo nhưng 100% là mẹ của tôi, luôn ở bên tôi, dù lo nghĩ hay quở phạt, nhưng luôn bao bọc tôi bằng tình yêu thương và lòng bác ái: bà luôn là mẹ tôi mọi ngày trong đời.

Điều này cũng đúng với mẹ tôi trên Thiên đàng, Maria. Mẹ Maria yêu tôi và chăm sóc tôi như bất kỳ người mẹ tốt nào đối với con mình trên cõi đời này. Bà là mẹ tôi 100%, vì sự lựa chọn tự do và lòng bác ái của bà và bởi sự ủy thác của Chúa Giêsu lúc hấp hối trên Thập giá: “Đây là mẹ của anh” (Ga. 19:27). Mẹ Maria có đàn con rất đông.

Điều này cũng đúng với Giáo hội Mẹ. (Maria được đặt theo tên của Giáo hội, hay Giáo hội được đặt theo tên của Maria? Cả hai.)

Xem tiếp...

16. BỞI VÌ LÒNG BIẾT ƠN LÀ ĐIỀU KIỆN TIÊN QUYẾT CẦN THIẾT CHO TẤT CẢ CÁC TÔN GIÁO


Cha Norris Clarke, dòng Tên, giáo sư triết học của tôi tại Fordham, một lần đến Tây Tạng, một mình, và có dịp trò chuyện với các nhà sư Phật giáo. Sau một ngày trò chuyện vui vẻ với sư trụ trì về triết lý Phật giáo, sư trụ trì nói: “Rõ ràng là hai tôn giáo của chúng ta rất khác nhau. Nhưng tôi nghĩ cả hai cũng rất giống nhau về gốc rễ trong sâu thẳm trái tim con người. Tôi muốn thử ý tưởng này, xin cha cho phép. Đây là bốn thầy của tôi nói tiếng Anh giỏi. Tôi sẽ hỏi cha và họ cùng một câu hỏi và so sánh câu trả lời. Cha cần biết là tôi chưa bao giờ hỏi họ câu hỏi này trước đây. Câu hỏi là: Yêu cầu đầu tiên là gì đối với bất cứ tôn giáo nào?” Cha Clarke nghĩ rằng đây là một thí nghiệm tuyệt vời, và ngài đồng ý. Ngài và bốn nhà sư viết câu trả lời của họ vào năm mảnh giấy. Khi các tờ giấy được mở ra đọc, chỉ có một chữ duy nhất, giống nhau, trên cả năm tờ giấy. Chữ đó là lòng biết ơn.

Xem tiếp...

15. VÌ MỘT ĐIỀU TÔI BIẾT CHẮC CHẮN ĐẾN NỖI TÔI CHẲNG CẦN ĐỨC TIN ĐỂ HIỂU


Tôi biết rằng mai này tôi sẽ chết. Giáo hội dạy tôi phải chết thế nào.

Lý luận cho tôi biết sau khi chết, tôi hoặc (1A) sẽ không gặp Chúa, bởi vì Ngài không có thật, hoặc (1B) gặp Ngài, bởi vì Ngài có thật. Và nếu Ngài thực sự hiện hữu, và tôi gặp Ngài, tôi sẽ (2A) gặp Ngài nhưng không có Đức Kitô hoặc (2B) gặp Ngài với Đức Kitô. Và nếu tôi gặp Chúa với Đức Kitô, tôi sẽ hành xử, hoặc (3A) với tư cách là người không Công giáo, không biết Giáo hội và cũng chẳng biết các bí tích, hoặc (3B) với tư cách là người Công giáo, là giáo dân trong Giáo hội và hằng nhận các bí tích.

Ngay cả khi tôi không thể chứng minh ba lựa chọn B (tôi nghĩ tôi chứng minh được, nhưng có thể sai), triết gia Pascal biện luận (gọi là cá cược của Pascal, Pascal’s Wager) rằng B là một lựa chọn khôn ngoan hơn A rất nhiều. Ông biện luận như sau.

Xem tiếp...

14. VÌ NHỮNG GÌ GIÁO HỘI KHÔNG DẠY CŨNG NHƯ NHỮNG GÌ GIÁO HỘI DẠY
Hai điều Giáo hội không dạy là: (1) thể chế chính trị nào tốt nhất và (2) ân sủng thiêng liêng và ý chí tự do của con người gắn bó với nhau như thế nào. Giáo hội không biết, và không hề tuyên bố biết hai điều đó một cách rõ ràng và chắc chắn. Vì thế, chúng ta cũng không cần biết.

Không giống như đạo Hồi, Giáo hội không ủng hộ một hình thức chính quyền (Sharia) nào đó và lên án các hình thức chính quyền khác. Vì vậy, Giáo hội không hề khuất phục để phục vụ cho một đảng phái hoặc một hệ thống chính trị – bất kỳ đảng phái nào, bất kỳ hệ thống chính trị nào.

Xem tiếp...

Bài vở và hình ảnh xin gởi về This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.