Sáng Tác

3. VÌ CHÚA GIÊSU THỰC SỰ, ĐÍCH THỰC, CHÍNH NGÀI, HIỆN DIỆN TRONG THÁNH THỂ MỌI NƠI VÀ MỌI LÚC


Chúa Giêsu luôn sẵn sàng ban cho tôi thân xác và linh hồn Ngài trong mọi thánh lễ, để làm của ăn nuôi thân xác và linh hồn tôi. Và tôi cần Ngài.

Bước vào bất cứ nhà thờ Công giáo nào, ai cũng thấy ngọn đèn đỏ cháy leo lét bên nhà tạm là nơi đặt Mình Thánh Chúa. Ngọn đèn cháy quanh năm suốt tháng, trừ thứ Sáu Tuần Thánh cho đến lễ Vọng Phục Sinh; từ lúc Đức Giêsu chết trên thập giá cho đến lúc Ngài sống lại từ cõi chết vào sáng Chủ nhật Phục Sinh. Thấy đèn đỏ là biết Chúa Giêsu thực sự đang ngự ở đó, hoàn toàn sống động, và hiện diện trọn vẹn; nói rõ hơn, Mình Thánh Chúa là Đức Giêsu đang ẩn náu trong nhà tạm. Nó giống như ngọn đèn nhẫn nại thắp sáng treo trước cửa nhà của người cha đang trông ngóng đứa con hoang đàng trở về. Từ xa, đứa con có thể thấy ánh đèn lấp ló và biết rằng người cha vẫn kiên nhẫn đợi chờ mình trong căn nhà thân yêu.

Xem tiếp...

2. VÌ ĐÓ LÀ SỰ LỰA CHỌN TỐT NHẤT TRONG 5 LỰA CHỌN


Hiện nay có nhiều tôn giáo và đa số người ta là hữu thần và theo một tôn giáo nào đó. Nhưng tôi lại chọn đạo Công giáo? Sau đây là suy luận của tôi.
Lựa chọn đầu tiên là vô thần hoặc hữu thần. Tôn giáo là một “ràng buộc” hoặc là một “sự liên hệ mật thiết.” Đúng ra, tôn giáo là sự liên hệ với Thiên Chúa. (Thiên Chúa ở đây có thể hiểu nghĩa rộng lớn hơn, là Thượng Đế, có quyền phép hơn chúng ta). Nếu hiểu như thế thì rõ ràng người vô thần không tin có Thiên Chúa, và vì không tin có Thiên Chúa (Thượng Đế) nên dĩ nhiên họ không cần tôn giáo.
Các cuộc tranh luận chống lại thuyết vô thần thì hầu hết chúng ta đều biết. Tôi xin đưa ra hai luận thuyết nằm trong Kinh thánh.

Xem tiếp...

Có bao giờ chúng ta tự hỏi tại sao tôi là người Công giáo chưa? Phần lớn câu trả lời là vì cha truyền con nối, cha mẹ tôi là người Công giáo nên tôi được rửa tội và nhận các phép Bí tích theo lẽ tự nhiên. Câu trả lời hoàn toàn đúng khi chúng ta ở tuổi vị thành niên, nhưng khi đã trưởng thành, đặc biệt những người ở lứa tuổi về chiều, thử hỏi có bao giờ chúng ta nghiêm túc suy nghĩ tại sao tôi là người Công giáo chưa?


Nếu là người sùng đạo, câu trả lời có thể là nhờ đức tin: vì tin có Chúa nên tôi theo đạo. Đức tin là món quà Chúa ban và không hẳn ai cũng may mắn nhận được món quà đó. Với dân số hiện nay 7.5 tỷ, chỉ 31.2% là Thiên Chúa giáo, biết Chúa; nếu kể riêng Công giáo và Chính thống giáo thì tỷ lệ chỉ còn 19.9%. Chúng ta may mắn nằm trong tỷ lệ ít oi đó. Sâu sắc hơn, có thể nói tôi yêu Chúa là nhờ đức tin, như thánh Augustinô nói, “Niềm tin là tin những gì không thấy và rồi niềm tin sẽ cho thấy những gì đã tin.” Như thế, chúng ta là người Công giáo vì biết Chúa, và yêu Chúa bằng đức tin, với trái tim. Câu hỏi tiếp theo là, có bao giờ chúng ta hiểu Chúa bằng trí óc chưa?

 

Xem tiếp...

Cả hai đang sống trong khu dưỡng lão khá sang, có giàn bông giấy và hàng cây cọ quanh năm xanh tươi bao bọc. Phong cảnh vốn đã hữu tình lại càng thêm quyến rũ vì các cô giúp việc trong khu đều ăn mặc đồng phục, xinh tươi, ăn nói nhã nhặn lịch sự, di chuyển bằng xe điện loại nhỏ trong khắp khu vực. Người đàn bà, bà Nữ, quấn hờ mảnh khăn lụa màu hoa cà ngang đầu để che mớ tóc còn sót lại sau nhiều lần xạ trị. Người đàn ông, tên Nam, đứng ngoài cửa lưới nhìn vào và cất tiếng chào, “Tôi đây.”

 

Xem tiếp...

Trong nhà thờ và các nơi phụng tự, giáo dân thấy rất nhiều biểu tượng và ký hiệu. Đôi khi thấy các thánh và những con vật, tay lại cầm thêm lá cờ, trên đó ghi các ký hiệu. Trong thánh lễ, chúng ta thấy những ký hiệu trên áo lễ của các linh mục, kể cả trên mặt các đồ vật thánh. Trên cổng và trong ngoài nhà thờ, trên bia mộ, cũng như trong các trường Đại học Công giáo đều thấy các ký hiệu. Trên huy hiệu của các Đức Giáo Hoàng đầy dẫy những biểu tượng và ký hiệu. Ngay cả Đức Kitô cũng có nhiều biểu tượng tượng trưng cho nhân tính và thiên tính của Người. Mỗi biểu tượng, dấu hiệu, và ký hiệu đều mang một ý nghĩa sâu sắc. Vì thế, nếu hiểu được ý nghĩa của chúng sẽ giúp chúng ta sống và nên thánh như các ngài, và càng thêm lòng yêu mến Thiên Chúa hơn.
Bài viết sau đây giúp chúng ta hiểu ý nghĩa của các biểu tượng và ký hiệu đó.


CÁC THÁNH SỬ

Xem tiếp...

Lời nói đầu: bài viết sau đây nói về tình trạng hưu trí của những ai ở lứa tuổi sửa soạn, đang, hoặc đã nghỉ hưu. Nói chung, bài viết nhắm vào những ai ở lứa tuổi 60 đến 70 tính đến năm 2020, đặc biệt độc giả đang ở Mỹ. Một số độc giả ở các nước phương Tây, tình trạng hưu trí cũng gần tương tự. Riêng với độc giả ở Việt nam thì việc nghỉ hưu tuy có khác về mặt tài chính, nhưng về các mặt khác xem ra cũng khá tương đồng. Mục đích của bài viết là gợi lên một ý tưởng để chúng ta sống 1/3 đoạn đường còn lại của cuộc đời cho xứng đáng và thật ý nghĩa.


Vòng quay của đời người đều trải qua 4 bước: Sinh, Bệnh, Lão, và Tử. Bắt đầu bằng tiếng oa oa chào đời, và chấm dứt bằng tiếng thở dài (hay nụ cười mãn nguyện) rồi nhắm mắt. Từ sinh đến tử đếm được ba vạn sáu ngàn ngày theo Cao Bá Quát. Thôi, cứ cho là ai cũng sống thọ được đến 100 tuổi đi, nhưng nên nhớ trong từng ấy năm của tuổi già là bệnh tật.

Xem tiếp...

Leo Tolstoy (1870)


Chiều xuống. Ánh nắng thoi thóp của ngày Vọng Giáng sinh trên một ngôi làng nhỏ bé nước Nga đang nhạt dần. Trời vừa nhá nhem tối nhưng các cửa hàng đã bắt đầu nhấp nháy ánh đèn và nhà cửa lấp lánh ngọn đèn dầu leo lét. Một ngày mùa đông lạnh lẽo, ngắn ngủi cũng gần tàn. Qua ô cửa kiếng, người ta thấy bầy con trẻ vui đùa chạy nhốn nháo trong nhà, loáng thoáng tiếng người lớn chuyện trò, thỉnh thoảng bật lên giọng cười sảng khoái tạo thành âm thanh nghèn nghẹn như đang cố thoát ra từ những cánh cửa đóng kín.

 

Xem tiếp...

Tôi thường đến nhà quàn để tiễn biệt người qua đời, chỉ cần họ có đôi chút liên hệ với tôi, với gia đình tôi. Đến để cầu nguyện cho linh hồn họ nghỉ yên ở cõi vĩnh hằng, tùy theo niềm tin của mỗi tôn giáo và để an ủi chia sẻ nỗi buồn với người còn ở lại trên cõi trần. Vì thế, tôi khá quen thuộc với các nhà quàn nhưng lại lạ lẫm với nhà hỏa thiêu.


Vậy mà tôi đến nhà hỏa thiêu vào một buổi trưa nắng gắt để tiễn đưa Thắng, một người em trong đoàn Hướng đạo Hoa Lư, vừa mất khi tuổi đời mới ngoài sáu mươi. Đây là lần đầu tiên tôi chứng kiến giây phút tiễn biệt tại nhà hỏa thiêu và để lại cho tôi nhiều suy nghĩ về số phận vô thường của kiếp người.

 

Xem tiếp...

Thử tìm hiểu tại sao A-dong, Mơ-thu-se-lác, đến Nô-e theo sách Sáng-thế-ký (Stk) lại sống thọ gần nghìn tuổi, và tuổi thọ giảm dần theo thời gian và đến nay, cho dù nền y khoa tiến bộ vượt bực, khá hiếm người vượt qua ngưỡng cửa 100 năm. Bài khảo cứu của hai Giáo sư Tiến sĩ Sinh học Georgia Purdom và David Menton trong cuốn “The New Answers Book 2” đưa ra nhiều điểm rất thú vị và được lược dịch trong bài viết sau.


Theo sách Sáng-thế-ký, tộc trưởng như Mơ-thu-se-lác sống đến 969 tuổi. Ông sống thọ nhất trong các vị tộc trưởng, và các vị này đều sống thọ hơn 9 thế kỷ. Các nền văn hóa của Babylon, La-mã, Ấn-độ, và Trung hoa đều ghi lại những nhân vật sống rất thọ như thế. So với tuổi thọ trung bình trên thế giới hiện nay, ai cũng thấy 1000 năm là thời gian rất dài, phải nói là quá dài nhưng Thiên Chúa sinh ra con người giống hình ảnh Người với mục đích là cho con người sống muôn đời thì con số một thiên niên kỷ so ra chẳng là gì.

Xem tiếp...

Không đêm nào ông ngủ tròn giấc. Cứ vài tiếng là ông phải dậy để lấy thuốc giảm đau cho bà uống. Dạo này sức khỏe của bà yếu hẳn, nhất là sau khi mổ. Bởi thế giấc ngủ ông cứ chập chờn, ngủ không ra ngủ, vì lòng ông phập phồng. Bà nằm bên cạnh, hơi thở nhè nhẹ, đôi khi thở dốc, đứt quãng. Có khuya, ông giật mình tỉnh giấc vì hình như không nghe bà thở. Choàng dậy, ông ghé sát tai vào mũi bà. Hơi thở bà nghe như muỗi kêu.


Bà liệt đôi chân đã gần 13 năm nay. Trăm sự đều nhờ một tay ông. Ban ngày con cái đi làm cả. Căn nhà rộng chỉ mỗi ông và bà quạnh vắng. Công việc mỗi ngày quen thuộc đến nỗi cứ nghe tiếng chuông đồng hồ điểm mấy tiếng thì ông biết giờ này phải làm gì cho bà. Sáng sớm, ông vất vả đưa bà – thân xác bà nặng nề vì bao nhiêu năm nằm một chỗ không vận động – từ giường lên chiếc xe lăn và đẩy ra phòng ăn. Trên bàn, ông đã dọn sẵn đĩa trứng, vài miếng xúc xích và ly cà phê pha loãng. Lúc mới liệt đôi chân, bà còn tự ăn. Khoảng vài năm trở lại đây, ông phải đút cháo cho bà. Ông tất tả việc chăm lo, từ bữa sáng đến cơm chiều. Sức khỏe bà yếu dần, ăn không thấy ngon nên có lúc bà không buồn ăn. Ông phải dỗ và đút cho bà được mấy thìa cháo lót dạ để uống thuốc chứ không ăn hết bữa sáng như những năm trước.

Xem tiếp...

Bài vở và hình ảnh xin gởi về This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.