Sáng Tác

Sự vắng mặt của các lễ hội Giáng sinh hằng năm khiến chúng ta nhớ đến tính nhân bản trong một máng cỏ cô đơn cách đây nhiều thế kỷ.


Mùa đông nước Đức, nổi tiếng với bầu trời xám xịt, ẩm ướt thấu xương với những tia nắng hiếm hoi, năm nay thậm chí còn buồn hơn khi vắng bóng các khu chợ Giáng sinh truyền thống nổi tiếng. Vào đầu tháng 11, thành phố Nuremberg, nơi có lẽ nổi tiếng nhất trong số các chợ Giáng sinh, quyết định hủy bỏ các sinh hoạt lễ hội của mình vì mối đe dọa từ đại dịch COVID-19. Như hiệu ứng dây chuyền, các thành phố khác với lễ hội cổ truyền ‘yuletide’ hàng năm: Frankfurt, Baden Baden, Munich, Berlin và rất nhiều thị trấn lớn nhỏ khác trên khắp nước Đức, cũng lần lượt hủy bỏ. Thiếu vắng những lễ hội cổ xưa sôi động này, cùng với sự u ám của thời tiết - kết hợp với tâm trạng buồn chán của những người dân gốc Phổ - có lẽ nước Đức sẽ bị chôn vùi trong một mùa đông với tinh thần tuyệt vọng… và hơn bao giờ, tình trạng u sầu nhắc nhở nhân loại đến sự cần thiết một Đấng Cứu Thế.

Xem tiếp...



Lời nói đầu: Trong thời đại khoa học tân tiến hiện nay, một khi chiến tranh xảy ra thì ngoài vũ khí hiện đại, hệ thống mạng và không gian sẽ trở thành chiến trường để hai bên thi thố tài năng. Bởi thế các nước tiên tiến, kể cả Trung hoa Đại lục, đang chạy đua để chiếm thượng phong. Ngày 20/12/2019 vừa qua, Hoa kỳ cũng vừa thành lập đạo quân thứ sáu: Không gian quân (Space Force). Mục đích của bài viết này là hé mở cánh cửa của thế giới mạng và không gian mạng để tìm hiểu tầm quan trọng của chúng. Vì bài viết liên quan nhiều đến kỹ thuật nên quý độc giả sẽ gặp nhiều thuật ngữ của ngành tin học và điện tử. Người viết sẽ cố gắng đơn giản hóa từ ngữ cho dễ hiểu và kèm theo chữ gốc để tiện cho quý độc giả tự tra cứu.

Ngày 30/5/2020 vừa qua, hỏa tiễn Falcon 9 rời khỏi giàn phóng tại tiểu bang Florida đưa phi thuyền Dragon chở hai phi hành gia Bob Behnken và Doug Hurley lên Trạm Không gian Quốc tế (ISS = International Space Station) an toàn. Hơn 10 triệu người theo dõi Falcon 9 rời khỏi giàn phóng tại Trung tâm Không gian Kennedy của NASA vào lúc 3:22 PM miền Đông. Sau khi phi thuyền Dragon ráp nối với Trạm Không gian Quốc tế và Behnken và Hurley bắt tay với các phi hành gia trong khoang trạm, sứ mệnh của Falcon 9 xem như thành công mỹ mãn.

Xem tiếp...



Cơn đại dịch quét ngang bầu trời gây tai ương cho nhân loại, từ vật chất đến tinh thần. Để tránh lây lan, chính phủ các nước kêu gọi dân chúng tự giác tự cô lập ngay tại nhà. Hiện nay, một nửa dân số trên thế giới đã tự cách ly tại nhà. Nếu ra đường cần cách giãn. Bác sĩ, y tá, và các nhân viên y tế túc trực ngày đêm tại bệnh viện để cứu các nạn nhân. Con số nạn nhân bị nhiễm đã hơn một triệu, tỷ lệ tử vong là 5.5%. Các nhà khoa học bi quan tiên đoán rằng nếu không tự cô lập, nếu không có thuốc ngừa hoặc thuốc chữa, tỷ lệ lây nhiễm có thể lên đến 60% dân số thế giới; nghĩa là khoảng 4,5 tỷ người.

Bóng đêm đang bao trùm lấy nhân loại. Tuy thế, con người vùng vẫy nhưng luôn nuôi giữ niềm hy vọng.

Hai nghìn năm trước, một người đàn ông cũng vùng vẫy nhưng không hề tuyệt vọng.

Xem tiếp...

Năm 2008, trong một chuyến công tác tại Đức, cuối tuần tôi ghé thăm gia đình chú thím bên vợ. Hình ảnh đập vào mắt tôi là bà thím ngồi trên xe lăn, nhẫn nại đứng phía sau là hình dáng ông chú khá còm cõi. Tôi được kể là đôi chân của bà thím yếu hẳn nên phải ngồi xe lăn, và tất cả đều nhờ vào sự chăm sóc của chồng.

Xem tiếp...



Cuộc chạy đua vào Nhà Trắng đã kết thúc. Kết quả là phe Bảo Thủ thắng phe Cấp Tiến. Cứ 4 năm một lần, toàn dân Mỹ lại có dịp chứng kiến những chiêu độc đáo, và những đòn độc địa trong suốt cả năm của hai phe nhằm hạ bệ uy tín của đối phương. Nhưng lúc nào cũng thế, hễ bầu cử xong thì những chỉ trích cũng buông xuôi. Tất cả đều chung sức để cùng nhau xây dựng một đất nước giàu mạnh và hùng cường. Gạt quá khứ sang bên để cùng nhìn về tương lai. Đó là điểm son của nền văn hóa Mỹ.

Thế mà lần này, điểm son đó đang bị bôi đen. Bôi bẩn thì đúng hơn. Bôi bẩn bởi phe Cấp Tiến. Họ cho rằng lối bầu theo cử tri đoàn (electoral college) không còn giá trị nữa, mà nên căn cứ vào lá phiếu phổ thông (popular votes). Tính đến ngày 11 tháng 12, sau khi kiểm phiếu lần hai, số phiếu phổ thông bầu cho Clinton là 65,788,583 và cho Trump là 62,955,363. Như thế, số phiếu phổ thông của Clinton vượt Trump hơn 1 triệu 83. Nhưng Trump lại chiếm 306 phiếu của cử tri đoàn từ 30 tiểu bang, trong khi Clinton chỉ chiếm được 232 từ 20 tiểu bang và thủ đô Washington, D.C

Xem tiếp...

Hôm qua dự đám tang vợ của một người bạn về, tôi không khỏi nghĩ đến thân phận của người đàn ông góa vợ. Tang lễ có thật nhiều cha đến dâng lễ. Giáo hữu và thân hữu của gia đình tham dự thánh lễ đông đảo, hiệp dâng lời nguyện cầu xin Chúa xót thương linh hồn Maria. Bài điếu văn của đứa con út diễn tả tấm lòng yêu thương của người con thật cảm động. Quan tài đưa ra xe, chồng và con cái âm thầm bước theo linh cữu. Đoàn người ra đến nghĩa trang. Làm phép xác lần cuối, rồi hạ huyệt. Từng nắm đất ném xuống mộ, mọi người dãn ra để lấp đất. Phận người vợ thế là xong, nghiêng vai trút hết bệnh tật và thảnh thơi bước sang một thế giới khác, để lại biết bao nỗi nhớ của người sống, trong đó có người chồng là bạn tôi.

Xem tiếp...

Chỗ ấy gọi là nhà chờ số hai mươi ba trong bệnh viện Chợ Rẫy, đêm giữa tháng sáu âm lịch đang mùa mưa Nhiên tìm chỗ trống, trải áo mưa nằm trên nền gạch ướt nhớp nháp, quanh Nhiên người nằm xếp lớp, có người nằm cuộn mình trên băng ghế đá, tất cả đều ngóng chờ tin người thân đang bịnh nặng.

Nhà chờ số hai mươi ba, bốn phía trống trải với vài hàng ghế đá, cỏ vẻ chỗ này được thiết kế chỉ để ngồi chờ theo đúng tên gọi nhà chờ, nhân tiện ngồi nhìn tới một quầy bán nước uống, mì gói, và những bộ pyjama, Nhiên nghĩ mãi không hiểu vì sao người ta bày bán đồ ngủ ở chỗ này.

Xem tiếp...

Lời nói đầu: Bill O'Reilly là nhà báo, sử gia, và là host của chương trình The O'Reilly Factor ăn khách của đài truyền hình Fox. Năm 2011, ông tung ra cuốn Killing Lincoln và nhanh chóng trở thành cuốn sách bán chạy trên thị trường sách vở. Killing Kennedy năm 2012 lại được độc giả nồng nhiệt đón nhận. Ông phát hành Killing Jesus và cuốn sách cũng bán chạy không kém. Killing Patton (2014) là cuốn sách mới nhất trong bộ khảo cứu những nhân vật lịch sử của O'Reilly.
Killing Jesus vẽ lại khung cảnh tại Galilê 2000 năm trước khi dân Do-thái nằm dưới ách thống trị của đế quốc Rôma. O'Reilly viết về Chúa Giêsu dưới cái nhìn của một nhà báo, nhà sử học, chứ không phải với quan điểm thần học. Ngài là Con Thiên Chúa, hơn 2 tỷ người trên thế giới tin như thế, nhưng xin tạm gác thiên tính của Ngài sang bên để nhìn Ngài như một con người đang sống bình thường giữa chúng ta. Mời quý vị nhìn chàng thanh niên Giêsu ở một góc cạnh khác, để hiểu Ngài với cái nhìn hoàn toàn người.
Cần nói thêm là đài truyền hình National Geographic sẽ trình chiếu bộ phim Killing Jesus vào ngày 29/3/2015 sắp tới, đúng vào ngày lễ Lá.
                                                                                                                        ***

(tiếp theo và hết)

Giêrusalem, thứ Sáu, 7 tháng Tư, năm 30 CN, sáng sớm


Quả đấm bay vào mặt chàng thình lình. Giọng của tên thủ hạ, "Anh trả lời vị thượng tế như thế ư?" Chàng nhìn thẳng vào mặt tên thủ hạ: "Nếu tôi nói sai, anh chứng minh xem sai ở chỗ nào; còn nếu tôi nói phải, sao anh lại đánh tôi?"

Trời gần sáng. Thầy Annas đứng trước mặt chàng. Người đàn ông ở độ tuổi 60, cả đời thầy chuyên mưu mẹo và tính toán cho tiền bạc và danh vọng. Thường tội nhân giải đến thầy đều khúm núm, van xin thầy thương xót. Có đâu tên này không những đứng hiên ngang không tỏ vẻ sợ hãi mà còn lên giọng lý sự. Vài phút trước, thầy hỏi một câu, và Giêsu dõng dạc trả lời gần như thách thức, "Tôi đã nói công khai trước mặt thiên hạ; tôi hằng giảng dạy trong hội đường và tại đền thờ, nơi mọi người Do-thái tụ họp. Tôi không hề nói điều gì lén lút. Sao ông lại hỏi tôi? Điều tôi đã nói, xin cứ hỏi những người đã nghe tôi. Chính họ biết tôi đã nói gì." Vừa hết câu, tên thủ hạ nóng mặt tung quả đấm vào mặt chàng.

Xem tiếp...

Lời nói đầu: Bill O'Reilly là nhà báo, sử gia, và là host của chương trình The O'Reilly Factor ăn khách của đài truyền hình Fox. Năm 2011, ông tung ra cuốn Killing Lincoln và nhanh chóng trở thành cuốn sách bán chạy trên thị trường sách vở. Killing Kennedy năm 2012 lại được độc giả nồng nhiệt đón nhận. Ông phát hành Killing Jesus và cuốn sách cũng bán chạy không kém. Killing Patton (2014) là cuốn sách mới nhất trong bộ khảo cứu những nhân vật lịch sử của O'Reilly.
Killing Jesus vẽ lại khung cảnh tại Galilê 2000 năm trước khi dân Do-thái nằm dưới ách thống trị của đế quốc Rôma. O'Reilly viết về Chúa Giêsu dưới cái nhìn của một nhà báo, nhà sử học, chứ không phải với quan điểm thần học. Ngài là Con Thiên Chúa, hơn 2 tỷ người trên thế giới tin như thế, nhưng xin tạm gác thiên tính của Ngài sang bên để nhìn Ngài như một con người đang sống bình thường giữa chúng ta. Mời quý vị nhìn chàng thanh niên Giêsu ở một góc cạnh khác, để hiểu Ngài với cái nhìn hoàn toàn người.
Cần nói thêm là đài truyền hình National Geographic sẽ trình chiếu bộ phim Killing Jesus vào ngày 29/3/2015 sắp tới, đúng vào ngày lễ Lá.


(tiếp theo kỳ trước)

Galilê, tháng Tư, 2năm 29 CN, ban ngày

Dân chúng vùng Galilê tin Giêsu là đấng Kitô, một vị vua được xức dầu sẽ lật đổ đế quốc Rôma và cai trị dân Do-thái như vua Đavít một nghìn năm trước. Vì thế, quan quân Rôma chú ý nhất cử nhất động của chàng. Bất cứ một hành động nào thách thức quyền lực của Rôma, tội tử hình và hình phạt đóng đinh treo trên cây chữ thập là điều chắc chắn.

Riêng quan tổng trấn Antipas, không tin Giêsu là đấng Cứu thế nhưng đám đông theo chân chàng làm quan khó chịu. Quan tổng đốc Philatô khôn ngoan hơn. Trừ chuyện Giêsu đánh đuổi bọn buôn bán ra khỏi đền thờ, lời nói của chàng chưa hề đụng chạm đến quyền lực của Rôma. Giêsu chỉ nói đến một nước Trời nào đó xa xôi quá, chẳng hề có đội quân hùng mạnh như của đế quốc Rôma. Vì thế, Philatô bàn với Antipas nên chờ thời cơ
.

Xem tiếp...

Lời nói đầu: Bill O'Reilly là nhà báo, sử gia, và là host của chương trình The O'Reilly Factor ăn khách của đài truyền hình Fox. Năm 2011, ông tung ra cuốn Killing Lincoln và nhanh chóng trở thành cuốn sách bán chạy trên thị trường sách vở. Killing Kennedy năm 2012 lại được độc giả nồng nhiệt đón nhận. Ông phát hành Killing Jesus và cuốn sách cũng bán chạy không kém. Killing Patton (2014) là cuốn sách mới nhất trong bộ khảo cứu những nhân vật lịch sử của O'Reilly.
Killing Jesus vẽ lại khung cảnh tại Galilê 2000 năm trước khi dân Do-thái nằm dưới ách thống trị của đế quốc Rôma. O'Reilly viết về Chúa Giêsu dưới cái nhìn của một nhà báo, nhà sử học, chứ không phải với quan điểm thần học. Ngài là Con Thiên Chúa, hơn 2 tỷ người trên thế giới tin như thế, nhưng xin tạm gác thiên tính của Ngài sang bên để nhìn Ngài như một con người đang sống bình thường giữa chúng ta. Mời quý vị nhìn chàng thanh niên Giêsu ở một góc cạnh khác, để hiểu Ngài với cái nhìn hoàn toàn người.
Cần nói thêm là đài truyền hình National Geographic sẽ trình chiếu bộ phim Killing Jesus vào ngày 29/3/2015 sắp tới, đúng vào ngày lễ Lá.


(tiếp theo kỳ trước)

Dân xứ Galilê thuờng nổi loạn nên Antipas cai trị dân bằng bàn tay sắt. Antipas sinh ra tại xứ Guiđêa nhưng được gửi đi Rôma để ăn học. Chòm râu dê chỉ vừa che đủ chỏm cằm với hàng ria mép mỏng lét nên trông Antipas giống một tên vô lại hơn là quan tổng trấn uy quyền. Quan không chỉ triều cống hoàng đế Caesar Augustus hàng năm mà còn độc ác hành hình theo kiểu đóng đinh những ai dám chống đối quan.

Xem tiếp...

Bài vở và hình ảnh xin gởi về This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.