Sáng Tác




Bài du ký này chia làm 3 phần. Phần đầu ôn lại lịch sử của dân Do-thái, dân riêng của Chúa. Phần 2 đi lại bước chân của 2 tuần hành hương Đất Thánh và Giáo Đô. Phần 3 là cảm nghiệm cá nhân qua chuyến đi này.

I. MỘT THOÁNG LỊCH SỬ CỦA DÂN TỘC DO-THÁI

a. Lưu đày và nô lệ.

Lịch sử của dân Do-thái đầy trầm luân và đau khổ. Một giống dân được Chúa chọn nhưng số phận lại long đong hơn bất cứ sắc dân nào hiện hữu trên quả địa cầu. Một thời huy hoàng của vua David, rồi Solomon (đền thờ Giêrusalem được xây dựng lần đầu) chìm dần vào quên lãng, và được thay thế bằng chuỗi năm tháng lầm than nô lệ khổ cực dưới sự thống trị của các đế quốc... triền miên tưởng như không thể nào chấm dứt.

Dân tộc Do-thái bắt đầu từ tổ phụ Abram. (Abram sinh ra khoảng năm 1813 BC (Before Christ = trước Thiên Chúa Giáng sinh hay còn gọi là trước Công nguyên). Ông theo lệnh Đức Chúa rời bỏ quê hương để định cư ở đất Canaan, mảnh đất đầy sữa và mật ong (xem Sáng thế ký, STK 12:1-5). Mảnh đất này còn được gọi là Đất Hứa (Promised Land). Đây là đất của dân Do-thái và Palestine bây giờ. Ở đó, ông sinh Ismael và Isaắc, rồi ông Isaắc sinh Êsau và Gia-cóp. Ông Abram đổi tên là Abraham theo lời Đức Chúa (STK 17:5). Gia-cóp đổi tên là Israel sau khi vật lộn và thắng thiên thần (STK, 32:28). Cả 3 đời đều lập nghiệp ở xứ Canaan; xứ sở này còn được gọi là đất Ít-sa-en (Land of Israel) theo tên gọi sau này của ông Gia-cóp. Như thế, Israel và Jewish đều là tên gọi dân tộc Do-thái mà ông bà ta ngày xưa thường gọi là Giu-dêu.

Xem tiếp...

Thuỷ hay đùa và cười cười như vậy mà dễ khóc, bạn bè trêu chọc một tí cũng tủi thân sướt mướt suốt cả buổisáng. Thuỷ định sẽ khóc đủ ba ngày, Thuỷ đã nói vậy với vài người bạn, cô buồn thật, còn cảm thấy bị tổn thương,như ai cắn mất một miếng thịt trong người. Đau ! Thế là cô cứ khóc, và phải nói cho đám bạn học cũ biết là cô đang khóc, không thì ai biết cô đang tức mình ?

Đám bạn và Thuỷ, không biết nên gọi là già hay trẻ, tóc đã pha sương thì chắc là già rồi, nhưng già gì mà cười giỡn suốt ngày chọc ghẹo nhau trên mạng, mỗi đứa một chân trời í ới gọi nhau mày tao suốt ngày, từ sáng bảnh mắt, cho đến khuya lơ khuya lắc vẫn còn ngồi nhìn cái máy cười một mình rồi mới chịu ngủ. Chỗ này ngủ chỗkia chưa ngủ, ở đây đêm mà ở đó vẫn còn ngày, vậy mới nói là chọc ghẹo nhau và cười miên man bất tận, nhưng cũng thương nhau lắm, có chuyện vui chuyện buồn chuyện khóc như cô đang khóc, cùng nhau chia sớt, có việc gì không biết hay giả bộ không biết, không hiểu hay giả bộ không hiểu thì cứ hỏi nhau, để cùng không biết rằng ngoài kia quỹ thời gian đang vơi đi từ từ cho người tóc phai màu, và cùng hiểu rằng trong mỗi người tóc đang phai có những con nhỏ thằng nhỏ đang lom khom cúi lượm từng mảnh, từng mảnh đời đã trôi và đang trôi, đem cất vào ngăn ký ức cho đầy nhớ và thương bạn, cũng là thương nhớ chính mình. Đã thương thế thì cô phải khóc,trong đám bạn gái của lớp, bây giờ chỉ có cô rảnh ranghay cười và hay viết, cô thấy mình phải cười hộ viết hộcho mười ba bạn gái trong lớp xưa, và phải thay mặt các bạn nữ trong lớp để khóc mỗi khi bị trêu chọc.

Xem tiếp...

Những ngày tháng tư rất nắng, trời đất đứng im không lung lay, không có gió , hanh và khô. Người phụ nữ mang bụng gần ngày sinh, là tôi, vất vả đứng ngồi, vất vả thở hơi thở không mang chút hơi nước.

Hai mươi giờ của một đêm tháng tư, tôi chợt nghe một chút khác lạ ngang đốt sống lưng. Tôi âm thầm kiểm soát lại giỏ đồ dùng được chuẩn bị sẵn, rồi âm thầm đi tắm khi cả nhà đã ngủ. Buổi chiều tôi đã tắm gội rồi, bây giờ tắm nữa, lần này tắm lâu hơn gội lâu hơn, tôi tắm bù cho những ngày mai ngày kia và ngày kia nữa, bù hết cho cái quan niệm á đông, vì tôi sẽ không được tắm trong nhiều ngày sắp tới. Trong phòng tắm, cơn đau đẻ đã bắt đầu rõ nét, không chỉ là thoáng qua một chút, mà còn dừng lại ngập ngừng đau nơi lưng lần lần ra phía trước bụng, tôi cảm nhận cái đau râm ran bắt đầu để dừng việc tắm trong chốc lát, có khi là dựa tường bấu víu vào khoảng không, có khi đứng giữa quãng không làm thành một cái khoá sol với cái bụng to đứng trên năm dòng kẻ, là năm ngón tay nhỏ nhoi xoa vào bụng, gởi vào cái đau một nốt nhạc lặng lẽ trầm tư đau đáu.

Xem tiếp...

Phòng trọ số 10A tiếp nhận thêm cô sinh viên mới, cô bước vào phòng với túi xách nhỏ quần áo, một đống sách vở to cao gần bằng cô, và một cây đàn ghi ta đeo ngang hông. Cô lóng ngóng cúi chào mọi người. Nhìn cô nhỏ bé lọt trong đống sách vở và cây đàn, giống một ngọn Cỏ non bé bỏng chen ra nhìn mặt trời giữa đời ngổn ngang.

Cỏ có mái tóc ngang cằm, lộn xôn ngập ngừng giữa kiểu cúp vào hay chĩa ra, dáng dấp nhỏ bé hiền lành trong quần jean thùng thình rộng, tất cả cộng lại cho ta cảm giác ngổ ngáo bấtcần của Cỏ, nhưng Cỏ có nét mặt thanh thoát xinh xinh, bên trên sống mũi cao thon thả là đôi mắt to với hàng mi yếu ớt rung nhẹkhiến cho ta nhìn và thương.

Xem tiếp...

Ca dao tục ngữ VN là cả một kho tàng văn chương truyền khẩu. Ca dao biểu hiện một kinh nghiệm về thời tiết như, "Chuồn chuồn bay thấp thì mưa, Bay cao thì nắng, bay vừa thì râm." hoặc kinh nghiệm về súc vật như, "Con lợn có béo thì lòng mới ngon." hay về chăn nuôi như, "Giàu lợn nái, lãi gà con." Đây là túi khôn của cha ông để lại sau những năm quan sát, phân tích, suy nghĩ, và cô đọng lại thành những vần nghe xuôi tai cho con cháu dễ nhớ.

Ca dao tục ngữ còn truyền lại cho những thế hệ sau những điều đạo đức căn bản, những răn đe, răn dạy về nhân đức như, "Sinh ra trong cõi hồng trần, Là người phải lấy chữ Nhân làm đầu.", về họ hàng gia tộc như, "Tu đâu cho bằng tu nhà, Thờ cha kính mẹ, cũng là đi tu.", hay về đời sống vợ chồng như, "Thuận vợ thuận chồng, tát bể đông cũng cạn." và còn rất nhiều phương diện khác.

Năm nay, thử bàn đến một vài kinh nghiệm sống của người xưa có dính dáng đến NGỰA.

Xem tiếp...

Hãy tỉnh thức và cầu nguyện, để khỏi lâm vào cơn cám dỗ. Vì tinh thần thì hăng say, nhưng thể xác lại yếu hèn.
Matthêu, 26:41

"Happy Birthday!"

Thy tất tả xuống cầu thang, vừa sải bước đến phòng ăn, nàng đã nghe lời chúc sinh nhật của chồng. Bình và hai con đang ngồi ăn sáng ở bàn ăn. Hình như thoáng nghe tiếng chân, Bình đã vồn vã chúc mừng sinh nhật vợ. Thy liếc nhanh vào chiếc đồng hồ Ômega treo nơi cổ tay: đã 7 giờ. Thế này thì trễ mất, Thy lẩm bẩm. Vì mải chú ý đến giờ giấc, Thy đón nhận lời chúc sinh nhật của chồng một cách hờ hững. Nàng chỉ khẽ gật đầu chào Bình rồi nhìn vào đồng hồ, mặt lộ vẻ lo lắng. Còn Bình, thấy vợ thờ ơ và có vẻ vội vàng, chàng cũng chẳng nói thêm gì, quay trở lại với công việc cố hữu hằng ngày là lo cho hai đứa con gái.

Xem tiếp...

Thân ái tặng hai bạn Khiêm Cai và Phan Khối
Xin gửi đến thầy Hiến cùng tất cả các bạn LasanBL6572, LasanBL12ab

Tri âm đôi thằng bạn
Đêm nằm gác bụng chơi
Mưa có rơi rỉ rả
Bụng lửng, ráng cầm hơi ....

Thầy Hiến và các bạn Lasan Bình Lợi thân mến

Tháng 12 năm ngoái „Cái ngày thằng Lâm" gửi đi được bạn bè nhiệt tình cổ vũ. Một năm sau, nguồn hứng khởi lại bừng lên khơi mào cho „Cái đêm thầy Cai" - góp phần mong thầy và bạn bè vui một khoảnh khắc mùa đông.

„Cái ngày thằng Lâm" viết về quá khứ -dẫu rằng chuyện xảy ra rất gần, ôn lại những sự kiện dồn dập xảy ra trong hai năm đầu tái ngộ sau hơn 40 năm xa cách.

„Cái đêm thầy Cai" kể chuyện tương lai -cũng rất gần. Chuyện xảy ra đầu năm 2014.

Tất cả tình tiết trong truyện kể cả tên người, địa danh đều là hư cấu. Mọi sự trùng hợp đều đi ngoài ý muốn tác giả. Các bạn có nhận ra thấp thoáng bóng dáng mình đâu đó âu cũng là sự tình cờ. Có điều gì phật ý, xin cứ bắc thang lên trời kiện ... thầy Cai.

Xem tiếp...

6:00PM. Ngày 23 tháng 12, 1961. Tôi viết những hàng chữ này trên chuyến bay từ New York đến Los Angeles (LA). Ngày mai tôi lại bay một chuyến nữa mới thật sự về nhà ở Honolulu, Hawaii và tôi phải sẵn sàng một câu chuyện Giáng sinh để kể cho bầy trẻ nhỏ quanh xóm. Chúng hỏi tôi rằng ông già Noel có thật không? Nói không thì chúng vỡ mộng, nói có thì tôi biết là không đúng. Làm thế nào để làm vừa lòng chúng đây?

Xem tiếp...

Hoàn cảnh xã hội ở Hoa kỳ hiếm cho phép cha mẹ khi đến tuổi già ở chung với con cái. Với thế hệ ở tuổi 75 – 90, rất ít cụ thức thời chấp nhận hoàn cảnh đặc thù để sống ở viện dưỡng lão. Bởi vậy, con cái sẽ để các cụ sống chung và phụng dưỡng các cụ ở tuổi già bóng xế. Những cha mẹ ở lứa tuổi này (50-60t) lại không được may mắn như các cụ và phải chấp nhận viễn ảnh của mình khi đến tuổi già: bằng lòng bước vào viện dưỡng lão để con cái được tự do hơn.

Chính vì lý do này, các cha mẹ phải biết tự lo lấy cho mình, hoặc nương tựa vào nhau để sống khi về hưu. Có người khi hưu, bán hết nhà cửa, mua lại một căn nhỏ hơn, rồi hai vợ chồng thường xuyên du lịch. Lại có kẻ chọn nếp sống khá đặc biệt bằng cách mua lại chiếc RV (recreational vehicle), một loại xe được chế tạo như một căn nhà di động, và sống lang bạt kỳ hồ, rày đây mai đó, thong dong tháng ngày khắp 48 tiểu bang. Kể cũng thú lắm.

Xem tiếp...

Trước ngày cha của Bẹt chết, tôi hứa sẽ lo lắng cho đứa con gái duy nhất của ông chỉ vì con bé côi cút không bà con thân thích. Ông là người bạn thân độc nhất của tôi trong suốt hai mươi năm. Sở dĩ cha Bẹt nhờ cậy tôi chăm sóc con bé là vì vợ chồng tôi chẳng có một mụn con nào. Lời hứa xem ra cũng dễ vì lúc đó Bẹt mới 9, 10 tuổi, cái ăn cái mặc chẳng tốn kém bao nhiêu; hơn nữa vì lời trăn trối của người bạn nằm trên giường bệnh. Mãi cho đến khi Bẹt lớn khôn trở thành thiếu nữ thì chuyện lại đâm ra rắc rối; chẳng phải tính nó bướng bỉnh hoặc ương ngạnh gì nhưng là việc gả chồng cho nó làm tôi nhức đầu không ít. Suốt thời thiếu nữ, chẳng có đứa ma nào chú ý đến một đứa con gái vừa lùn vừa mập, chân đi vòng kiềng với hai đầu gối cứ đập chan chát vào nhau, mặt tròn như cái mẹt, ngực phẳng lì như cái thớt. Thời thiếu nữ trôi qua nhanh chóng cho đến lúc Bẹt đứng mấp mé ở tuổi 23 mà cũng chưa có một đứa bạn trai nào, tôi đâm hoảng.

Xem tiếp...

Bài vở và hình ảnh xin gởi về This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.