La San / Vi Nhân


Xem tiếp...



Ngày thứ Năm, Jun 26, 2014


Sau khi tham dự thánh lễ tại tu viện Don Bosco và ăn sáng, chúng tôi lên xe đi thăm Bảo tàng viện Vatican, nhà nguyện Sistine, và quảng trường thánh Phêrô. Khách hàng hương túa vào nhà nguyện Sistine như thác đổ. Nói là nhà nguyện nhưng tầm vóc của nó vượt ngoài dự đoán của tôi. Dọc theo hành lang dẫn đến Sistine, những vật lưu niệm bày bán la liệt trên sạp gỗ. Hai bên tường treo những bức hoành tráng choán một diện tích lớn. Người thì ngửa mặt chụp hình (không flash) vẽ trên trần, kẻ thì chụp hình treo hai bên tường. Những bức tranh vẽ trên trần nhà là những tuyệt tác, một kho tàng hội họa cho cả nhân loại chứ không riêng gì của Giáo hội Công giáo. Trần cao vút, thế mà họa sĩ Michelangelo nằm ngửa để miệt mài vẽ từ năm này qua năm khác thì quả thật đáng phục. Cần phân biệt tranh vẽ của ông và các họa sĩ khác đương thời.

Xem tiếp...

Tấm ảnh cũ có hai cô bé chừng bốn và sáu tuổi đứng dựa nhau có vẻ như đang cười bên cạnh một trụ gạch nhìn như ống khói, cô chị mặc chiếc váy đầm dài quá đầu gối cả gang tay và khoác áo len. Thời ấy xa lắc rồi em bây giờ vẫn nhớ chiếc áo đầm chị màu máu khô có những đường hoa văn thêu ngoằn ngoèo trên thân váy, chiếc áo len chị màu nâu có cải những chú mèo nhỏ màu vàng, áo len này mẹ đan cho chị, mẹ cũng như bao nhiêu cô gái xứ Bắc rất giỏi đan len, mẹ đan không cần phải nhìn, tay mẹ thoăn thoắt, mắt mẹ cười miệng mẹ nói có hai lúm đồng tiền hai bên má, da mẹ trắng ngần...

Vì thế mà em khóc suốt ngày đêm nhớ mẹ, nhớ mẹ ngay cả lúc đi chơi Chùa Non Nước, nước mắt em làm một thầy tu cho em trái cam đủ để em nín khóc lúc chụp hình.

Xem tiếp...

Năm 1970, trường La San Bình Lợi Qui nhơn mừng kỷ niệm 50 năm thành lập và trong đêm văn nghệ diễn ra tại sân trường khán thính giả bất ngờ thưởng thức một giọng hát tuyệt vời của một nữ sinh trường Nữ Trung học. Bài "Giết Người Trong Mộng" được trình bày tại sân trường La San đêm hôm đó đã để lại nhiều âm vang trong lòng mọi người, nhất là bọn nam sinh chúng tôi, đứng chết sững trên sân trường sau khi nghe câu đầu tiên, "làm sao... giết được người trong mộng, để trả thù duyên... kiếp bẽ bàng..."

Đầu thập niên 70, những ca khúc của Phạm Duy rất ăn khách, được các ca sĩ thành danh trình bày trên truyền hình, băng nhạc, thu thanh... nghe hầu như khắp hang cùng ngõ hẻm cả miền Nam.

Xem tiếp...



Ngày thứ Bảy, Jun 21, 2014

Ngày sabát (seeking rest) bắt đầu từ mặt trời lặn đêm hôm trước (thứ Sáu) đến lúc mặt trời lặn ngày hôm sau (thứ Bảy). Như thế, người Do-thái nghỉ cuối tuần vào thứ 6 & 7, còn ngày Chủ nhật vẫn làm việc như ngày thường.

Theo truyền thống, đây là ngày Chúa nghỉ ngơi sau 6 ngày tạo dựng trời đất. Nhóm Chính thống Do-thái giữ luật này nghiêm nhặt. Họ không được đụng tờ giấy bạc, ngay cả dùng ngón tay để bấm nút điện, chẳng hạn như bật máy pha cà phê, hoặc lên xuống thang máy. Khi Chúa nhận ra nhóm người này (Pharisêu) theo luật một cách máy móc như thế, Ngài đã chỉ trích, lên án gay gắt (xem Mt. 23:13-29, Mc. 12:40; Lc. 11:39-48; 20:47). Nhưng mãi cho đến bây giờ, nhóm này cũng giữ luật sabát nghiêm nhặt như thuở nào. Chúng tôi biết chắc một điều, Lior – người hướng dẫn hành hương – không thuộc nhóm Pharisêu, vì ngày sabát hôm nay anh ta vẫn theo từng bước hành hương với chúng tôi.

Xem tiếp...

HỒN NHIÊN HOA TRẮNG

Rồi cũng đến lúc Mây và Hoa Trắng chia tay nhau. Giã từ thành phố, giã từ biển trong khắc khoải lo âu,
Mây không kịp nói cùng bạn điều quan trọng nhất. Để rồi sau này và mãi mãi, tự trách mình.
Hoa Trắng ơi, xin chép lại đây chuyện bạn và mình như một lời xin lỗi thật muộn màng

Tháng năm, năm một chín bảy lăm, Mây và Hoa Trắng gặp lại nhau ở miền biển, hơn một tháng trước hai bạn vẫn còn ngồi cùng lớp, chuẩn bị ra trường làm cô giáo, và giờ đây sau những biến đổi của thời cuộc đất nước, hai bạn về lại miền biển này, hy vọng và chờ đợi được ra trường. Mây và Hoa Trắng nhìn nhau cười vui trong nắng vàng rực của một chiều tháng năm, kể lể nhau nghe nỗi vất vả khi rời nhà ra đi theo giòng người trôi như thác lũ về miền Nam.

Xem tiếp...

Trong sách Giảng viên có câu đọc nghe rất ngược đời, "Đi đám tang thì tốt hơn đi đám tiệc", (Gv 7:2). Tại sao thế? Thưa vì chia buồn dù sao vẫn quý hơn là chia vui. Niềm vui cần san sẻ là điều quý nhưng nếu người buồn sầu được an ủi thì quý hơn nhiều. Khi hoạn nạn cần nhau hơn là lúc hạnh phúc (dễ) sống bên nhau. Ngọn đèn khi để, khi treo, Vợ chồng khi đói, khi nghèo có nhau. Đói nghèo là nỗi khốn khổ và những lúc này vợ chồng cần có nhau hơn bao giờ. Đến chia buồn một đám tang là một hành động nhân bản. Tình người với người. May mắn bạn bè tôi chưa ai gởi thiệp tang, nhưng thiệp cưới thì những năm gần đây khá rộn ràng. Ba năm vừa qua, ba đám cưới con cái của bạn bè. Năm kia ở Canada, con của Cảnh; năm ngoái ở Indiana, con của Huynh; và đầu tháng 8/2014 ở Beaverton, thuộc bang Oregon, con của Hưng.

Năm kia tôi hụt, nhưng năm ngoái tôi đi. Và năm nay, tôi cũng bay sang Oregon.

Xem tiếp...



II. HÀNH HƯƠNG

Chuyến hành hương Đất Thánh hơn 2 tuần gồm 38 người. Tuần đầu đoàn hành hương sẽ đến Do-thái, và sẽ thăm di tích dấu chân của Chúa Giêsu khi Ngài sinh ra và đi rao giảng. Tuần tiếp theo sẽ thăm Thánh đô và những di tích lịch sử, đánh dấu một thời huy hoàng của giáo hội Công giáo.

Chúng tôi chưa có ý định tham dự chuyến hành hương này, cũng vì một vài trở ngại trần tục, mà cứ hẹn lần lữa từ năm này qua năm khác. Cha Phaolô Lưu đình Dương là linh hướng của đoàn hành hương. Ngài đã từng tổ chức nhiều lần những chuyến hương như thế từ hơn 20 năm qua. Lần hành hương này là lần cuối vì tuổi ngài đã trên 70. Nghe vậy, chúng tôi quyết định phải tham gia đoàn hành hương năm nay.

Xem tiếp...




Bài du ký này chia làm 3 phần. Phần đầu ôn lại lịch sử của dân Do-thái, dân riêng của Chúa. Phần 2 đi lại bước chân của 2 tuần hành hương Đất Thánh và Giáo Đô. Phần 3 là cảm nghiệm cá nhân qua chuyến đi này.

I. MỘT THOÁNG LỊCH SỬ CỦA DÂN TỘC DO-THÁI

a. Lưu đày và nô lệ.

Lịch sử của dân Do-thái đầy trầm luân và đau khổ. Một giống dân được Chúa chọn nhưng số phận lại long đong hơn bất cứ sắc dân nào hiện hữu trên quả địa cầu. Một thời huy hoàng của vua David, rồi Solomon (đền thờ Giêrusalem được xây dựng lần đầu) chìm dần vào quên lãng, và được thay thế bằng chuỗi năm tháng lầm than nô lệ khổ cực dưới sự thống trị của các đế quốc... triền miên tưởng như không thể nào chấm dứt.

Dân tộc Do-thái bắt đầu từ tổ phụ Abram. (Abram sinh ra khoảng năm 1813 BC (Before Christ = trước Thiên Chúa Giáng sinh hay còn gọi là trước Công nguyên). Ông theo lệnh Đức Chúa rời bỏ quê hương để định cư ở đất Canaan, mảnh đất đầy sữa và mật ong (xem Sáng thế ký, STK 12:1-5). Mảnh đất này còn được gọi là Đất Hứa (Promised Land). Đây là đất của dân Do-thái và Palestine bây giờ. Ở đó, ông sinh Ismael và Isaắc, rồi ông Isaắc sinh Êsau và Gia-cóp. Ông Abram đổi tên là Abraham theo lời Đức Chúa (STK 17:5). Gia-cóp đổi tên là Israel sau khi vật lộn và thắng thiên thần (STK, 32:28). Cả 3 đời đều lập nghiệp ở xứ Canaan; xứ sở này còn được gọi là đất Ít-sa-en (Land of Israel) theo tên gọi sau này của ông Gia-cóp. Như thế, Israel và Jewish đều là tên gọi dân tộc Do-thái mà ông bà ta ngày xưa thường gọi là Giu-dêu.

Xem tiếp...

Thuỷ hay đùa và cười cười như vậy mà dễ khóc, bạn bè trêu chọc một tí cũng tủi thân sướt mướt suốt cả buổisáng. Thuỷ định sẽ khóc đủ ba ngày, Thuỷ đã nói vậy với vài người bạn, cô buồn thật, còn cảm thấy bị tổn thương,như ai cắn mất một miếng thịt trong người. Đau ! Thế là cô cứ khóc, và phải nói cho đám bạn học cũ biết là cô đang khóc, không thì ai biết cô đang tức mình ?

Đám bạn và Thuỷ, không biết nên gọi là già hay trẻ, tóc đã pha sương thì chắc là già rồi, nhưng già gì mà cười giỡn suốt ngày chọc ghẹo nhau trên mạng, mỗi đứa một chân trời í ới gọi nhau mày tao suốt ngày, từ sáng bảnh mắt, cho đến khuya lơ khuya lắc vẫn còn ngồi nhìn cái máy cười một mình rồi mới chịu ngủ. Chỗ này ngủ chỗkia chưa ngủ, ở đây đêm mà ở đó vẫn còn ngày, vậy mới nói là chọc ghẹo nhau và cười miên man bất tận, nhưng cũng thương nhau lắm, có chuyện vui chuyện buồn chuyện khóc như cô đang khóc, cùng nhau chia sớt, có việc gì không biết hay giả bộ không biết, không hiểu hay giả bộ không hiểu thì cứ hỏi nhau, để cùng không biết rằng ngoài kia quỹ thời gian đang vơi đi từ từ cho người tóc phai màu, và cùng hiểu rằng trong mỗi người tóc đang phai có những con nhỏ thằng nhỏ đang lom khom cúi lượm từng mảnh, từng mảnh đời đã trôi và đang trôi, đem cất vào ngăn ký ức cho đầy nhớ và thương bạn, cũng là thương nhớ chính mình. Đã thương thế thì cô phải khóc,trong đám bạn gái của lớp, bây giờ chỉ có cô rảnh ranghay cười và hay viết, cô thấy mình phải cười hộ viết hộcho mười ba bạn gái trong lớp xưa, và phải thay mặt các bạn nữ trong lớp để khóc mỗi khi bị trêu chọc.

Xem tiếp...

Chuyên mục phụ

Sáng Tác
Số bài viết:
173
Ngày Xưa Bình Lợi
Số bài viết:
42
Tin Tức
Số bài viết:
5

Bài vở và hình ảnh xin gởi về This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

Lời Bàn Mới

Hình Mới