Tôi không biết anh, cũng không thấy rõ mặt. Tôi chỉ biết anh là một cựu học sinh La San Bình Lợi Qui nhơn – như tôi – qua lời kể của cô Phụng, vợ của Thầy Hà Ngọc Oanh.

Thầy Oanh dạy chúng tôi Anh văn. Tôi học Thầy từ lớp đệ Tam đến lớp 12, vì là sinh ngữ phụ. Bạn bè tôi học với Thầy từ đệTứ, mỗi tuần 4 tiếng vì là sinh ngữ chính. Với số vốn sinh ngữ qua những năm du học, Thầy dạy sinh ngữ tiêu khiển như một nghề tay trái, nghề chính của Thầy là Trưởng phòng Kiểm soát Không Lưu của phi trường Qui nhơn. Chúng tôi, những học trò ngỗ nghịch nhưng khá chăm học, dùi mài năm tháng vất vả về môn ngoại ngữ. Thầy không chuyên về đàm thoại, nhưng lại chú trọng về văn phạm thật kỹ lưỡng. Thầy hiền lành và luôn nhẫn nại với học sinh. Chữ viết của Thầy rất rõ ràng khúc chiết trênbảng đen. Chúng tôi chăm chỉ chép lại trên trang giấy. Thầy bắtđầu giờ học bằng một bài văn ngắn, đọc đến đâu Thầy dịch sang tiếng Việt đến đó. Trên tay Thầy chỉ cầm mỗi cuốn sách Anh văn. Lời dịch Thầy đọc từ trong trí. Thỉnh thoảng Thầy dừng lại, giải thích căn kẽ một chữ, một câu cho đến khi chúng tôi hiểu rõnghĩa. Từ đoản văn này, Thầy chọn một vài điểm văn phạm cănbản, rồi dạy cho chúng tôi thuần thục. Trong hai lần thi Tú tài, tôi rất tự tin khi đề thi sinh ngữ phát ra và làm hết bài suôn sẻ. Giờ thi môn sinh ngữ trong hai lần thi tôi đều nộp bài sớm hơnnhững môn kia. Sự tự tin là nhờ những năm học với Thầy Oanh.

Thế hệ học sinh thi Tú tài vào đầu thập niên 70 nay đã xấp xỉtuổi hưu. Trò cỡ tuổi đó thì các Thầy cũng đi vào tuổi xế chiềuvà từ giã cõi đời này cũng là điều dễ hiểu. Mỗi khi nghe hung tin, chúng tôi chỉ biết âm thầm cầu nguyện cho linh hồn (anhhồn) các Thầy sớm về cõi vĩnh hằng, và ngậm ngùi nhớ đến nămtháng ngồi dưới hàng ghế nhìn lên ngóng tai nghe lời Thầygiảng dạy. Kỷ niệm ít nhiều thoáng hiện ra trong trí... rồi thởdài.

Tin Thầy Oanh từ trần truyền đi nhanh trong đám bạn bè. Thêmmột não lòng. Hiểu thêm thân phận con người không thoát khỏichu kỳ của đời sống mà tạo hóa đã đặt ra như một định luật tấtyếu. Thầy ở xa, linh cữu quàn ở một nơi cách tôi hơn tám trămdặm đường. Công việc bề bộn nên tôi không thể bỏ vài ngày đếnvới Thầy. Để tạ lỗi, tôi gọi điện chia buồn cùng cô, người bạnđường của Thầy.

Và tôi biết được chuyện anh Cư, một cựu học sinh La San, qua lời kể của cô Phụng.

Tôi không biết anh, vì lẽ anh học dưới lớp tôi. Cô không rõ cơduyên nào thầy trò gặp lại được nhau sau nhiều thăng trầm, nhưng từ khi biết Thầy, anh luôn gọi hỏi thăm, nhất là vàonhững tháng cuối cùng của căn bệnh tim. Van tim hở. Tuổi támmươi nên không thể nằm trên bàn mổ. Đành chịu đựng cơn đau, nằm mỏi mệt trên giường, chờ đợi. Khi biết tin Thầy Oanh thậptử nhất sinh, anh bay vội từ Hawaii đến gặp Thầy. Đoạn đườngxa bay gần sáu tiếng. Bỏ những cuốc xe taxi kiếm sống hằngngày, anh đến với Thầy để tạ ơn dạy dỗ. Theo lời cô Phụng kể, anh nắm lấy tay Thầy và xin lạy Thầy. Nước mắt rơi, anh lạy. Tấm hình ghi lại cảnh anh quỳ bên sôpha, Thầy Oanh ốm yếu, mệt nhọc. Mắt tôi mờ đi khi nhìn thấy tấm hình.

Tôi biết thưởng thức vẻ đẹp của tạo hóa được ghi lại trên bứctranh của họa sĩ. Tôi nhận ra cảnh hùng vĩ, nét duyên dáng củathiên nhiên qua con mắt nghệ thuật của nhiếp ảnh gia. Nhưngtấm hình anh ôm lấy tay Thầy vào những ngày cuối đời đượcchụp vội trong giây phút linh thiêng của tình thầy trò là hình ảnhtuyệt vời nhất khắc mãi trong tôi ở một góc sâu thẳm của tâmhồn. Thật may mắn tôi nhận được tấm hình, để tôi biết trân quýmột tấm lòng, để tôi còn nâng niu tình thầy trò với những Thầyđang ở tuổi xế chiều.

Năm lớp Nhất, trong bài tập đọc của Quốc Văn Giáo khoa thư, tôi được Thầy Tân giải thích tình thầy trò. Nghĩa của chữ Sư. Bài tập đọc kể chuyện một học trò công thành danh toại, trở vềlàng xưa, vào trường nghiêm trang chào thầy dạy cũ, tóc nay đãbạc màu. Thầy không nhớ trò nên trò phải thưa, “con là Carnot đây.” Lớn lên, tôi được biết cậu học trò năm xưa từ ngôi làngnhỏ là vị Tổng thống Pháp, Marie François Sadi Carnot (1837-1894). Anh Cư đã trở về bên giường bệnh, cũng thưa với ThầyOanh một câu, “con là Cư đây.”

Rồi từ giã. Anh bay về được hai ngày thì Thầy Oanh cũng từ giã cõi đời.
 
  Hà Ngân
Thêm bình luận

Bài vở và hình ảnh xin gởi về This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.