CÔNG GIÁO VÀ TỤC ĂN THỊT NGƯỜI
Hạ Ngôn
https://www.catholic.com/magazine/online-edition/catholic-cannibals
Suốt 2000 năm lịch sử, đạo Công giáo La Mã phải đối phó với nhiều vụ bê bối, những vấn nạn từ bên trong – từ linh mục và giám mục đến hồng y – cho đến các tà giáo bên ngoài muốn đánh đổ nền tảng đạo đức lõi cốt do Đức Kitô truyền lại. Kết quả là Giáo hội Công giáo đôi lúc lao đao hầu như gục ngã, nhưng cuối cùng vẫn đứng vững. Mỗi lần gượng dậy là mỗi lần vững vàng hơn bao giờ hết. Riêng một sự kiện vĩ đại khác Giáo hội Công giáo duy trì trong suốt chiều dài lịch sử mà bất cứ xã hội – nếu hiểu ra – đều nghiêm khắc lên án: tục ăn thịt người.
Đó là khi các giáo dân Công giáo rước lễ.
Năm 2024 là năm nhuận; nghĩa là tháng 2/2024 có 29 ngày. Sở dĩ có thêm một ngày cho mỗi 4 năm vì trái đất xoay chung quanh mặt trời chỉ mất 365 ngày 5 giờ, 48 phút, và 45 giây. Hoặc tính ra số thập phân tương đương với 365,242189 ngày.
Mỗi năm có 12 tháng, tổng cộng là 365 ngày. Nếu so với 365,242189 ngày thì đổ đồng mỗi năm mất gần 0,242189, tức ¼ ngày. Như thế, cứ 4 năm mất đi gần 1 ngày. Do đó, thêm 1 ngày vào tháng 2 của năm nhuận (ngày 29/2) là để bù vào 1 ngày mất đi trong 4 năm. Lịch và vòng xoay của trái đất trong hệ Mặt Trời lệch đi trong 3 năm, và năm thứ 4 được điều chỉnh để ăn khớp với nhau.
Ngày nay, hình như chỉ còn một điều tuyệt đối: đó là chủ nghĩa tương đối.
J. Goebbels, Bộ trưởng Tuyên truyền Đức Quốc xã
Chủ nghĩa tương đối (relativism) – hay còn gọi là thuyết tương đối1 – nhấn mạnh rằng mọi chân lý (sự thật) trên cõi đời này đều tương đối. Nếu chú tâm, ai cũng nhận ra câu nói này mâu thuẫn về mặt lý luận. Vì một khi khẳng định “mọi chân lý đều tương đối,” thì ngay cả câu khẳng định “mọi chân lý đều tương đối” cũng không thể là tuyệt đối, nhưng chỉ có tính tương đối.
Chủ nghĩa tương đối rất nguy hiểm, vì nó ảnh hưởng đến tư duy của con người và gây tác hại trầm trọng lên các sinh hoạt xã hội. Chính học thuyết này cũng len lỏi vào giáo hội, và gây ảnh hưởng nghiêm trọng lên nếp suy nghĩ của các giáo dân. Các quan niệm cổ truyền về giá trị cốt lõi bị đem ra mổ xẻ, và bị thẳng tay lược bỏ cũng vì chủ nghĩa tương đối.
Điểm cốt lõi của học thuyết tương đối chính là không có gì tuyệt đối trên cõi đời này. Các chân lý, vẻ đẹp, và đạo đức không có giá trị phổ quát mà chỉ có giá trị đối với một số người hoặc một số đoàn thể tuân giữ giá trị đó mà thôi. Một số người đương thời tự xưng là những người theo chủ nghĩa giải tỏa cấu trúc2 , hoặc theo chủ nghĩa hậu hiện đại nhưng hầu hết những kẻ này không biết rằng chủ trương của họ chính là bản sao của thuyết tương đối đạo đức. Sự nguy hiểm của học thuyết tương đối ở chỗ không có tiêu chuẩn tuyệt đối để phán xét điều tốt điều xấu, vì họ cho rằng sự tốt xấu thay đổi tùy theo địa phương, tùy vào điều kiện lịch sử, nền văn hóa, và xã hội.
Thượng Hội Đồng Giám mục (THĐGM) (Synod on Synodality) sẽ nhóm họp vào cuối tháng 9/2023 và kéo dài đến giữa tháng 11. THĐ sẽ bàn về nhiều vấn đề quan trọng nhằm : (1) truyền chức phó tế cho phụ nữ, và (2) linh mục lập gia đình, và (3) hôn nhân đồng tính.
THĐGM quy tụ hơn 450 người, gồm hồng y, giám mục, linh mục, tu sĩ và giáo dân nam nữ. Hơn ¼ số người tham dự không phải là giám mục (trước đây chỉ toàn giám mục) và có quyền bỏ phiếu, trong đó có 54 phụ nữ. Cả ba vấn nạn đều nan giải và không biết kết quả sẽ ra sao. Xin phó thác vào thần khí của Chúa Thánh Linh soi sáng và hướng dẫn để họ đưa ra một quyết định đúng đắn.
Riêng vấn đề truyền chức phó tế cho phụ nữ, chúng ta nên điểm qua lịch sử của chức vụ NỮ PHÓ TẾ trong Kinh thánh.
Gian trá và lừa dối rất sợ kiểm tra. Vì sự thật sẽ được phơi bày1.
Samuel Johnson (1709-1784), học giả Anh
Không hiểu có phải yếm thế hay bi quan hay không nhưng khi nhìn ra xã hội ngày nay, tôi thấy đầy dẫy những gian dối và lừa đảo. Thật may mắn, trong cuộc sống vẫn có những tấm gương thành thật, gieo hy vọng cho những ai chán nản như tôi; rằng người ngay thẳng vẫn còn, rằng vẫn có người gìn giữ bản chất trung thực.
Trong buôn bán, người ta gian dối bằng cách ướp tẩm chất độc bảo quản vào thịt thà, rau củ khiến người dân sớm vướng bệnh ung thư. Về thể thao, lực sĩ tìm cách tiêm vào người các chất kích thích bị cấm để đoạt huy chương. Chính trường vốn là nơi gian dối và lừa đảo, nhưng thời nay các chính trị gia xem dối trá là hơi thở. Chính quyền lừa đảo dân chúng qua lời nói, đưa những con số khống lên mặt báo. Phát ngôn viên, đại diện cho chính quyền, cũng loan tin giả với nét mặt thản nhiên, không hề chớp mắt. Truyền thông cũng tiếp tay với chính quyền nhồi nhét vào đầu óc người dân những điều giả dối, kể cả báo chí không còn mang tính trung thực khi loan tin tức. Họ sẵn sàng bóp méo tin tức để trục lợi, và phù hợp với lập trường chính trị của họ. Mạng xã hội không thiếu chuyện lừa đảo, dối trá… miễn sao đạt được lợi ích vật chất và nhận được sự chú ý của cộng đồng mạng.
https://www.youtube.com/watch?v=mipujcSZrJs
Gần đây, một ca nhạc sĩ vô danh, Oliver Anthony, đưa bản nhạc Rich Men North of Richmond do chính anh viết và hát lên iTunes, và nhanh chóng trở thành cơn sốt. Tính đến thứ Sáu 18/8, số lượt views đã lên đến 21 triệu. Còn kênh Youtube vọt lên 48 triệu views1 từ ba tuần trước.
Oliver bất ngờ nổi tiếng qua đêm với bản nhạc này. Anh sử dụng cây đàn guitar, biến thể gần giống như cây banjo, loại đàn phổ biến của nhạc đồng quê. Anh đứng hát ở một bìa rừng, dưới chân có con chó trắng ngóng tai nghe chủ hát. Phong cảnh thiên nhiên, không ánh đèn màu. Áo quần lại càng bình dị hơn ai hết, chẳng màu mè sặc sỡ. Chỉ mỗi cây đàn, không trống, không bass, không kèn saxo. Tất cả bình thường, thế mà kết quả thật phi thường.
Bài hát diễn tả cái gì mà được nhiều người đón nhận nồng nhiệt đến thế? Xin lược dịch nội dung như sau.
Tôi đến Indiana lần thứ hai trong một buổi chiều chớm hè. Tuổi hưu, nhìn quãng đường dài đã qua, và thấy con đường trước mặt chợt ngắn hơn bao giờ vì điểm đích hiện dần trong tầm mắt. Không rong ruổi lúc này thì còn đợi đến bao giờ. Vì thế, tôi khoác túi xách trên vai và lên đường.
Người bạn đón tôi ở phi trường Fort Wayne đầu bạc trắng. Trên đường về nhà, nhìn từ xa lộ, rừng cây xanh ngát, nắng thoi thóp trải dài trên những cánh đồng bạt ngàn. Trời đã về chiều, trả lại không gian yên tịnh sau một ngày vất vả. Cảnh vật hầu như không thay đổi mấy, chỉ có hình dạng con người đổi thay. Quãng đường quanh khu phố mỗi sáng thức dậy đi bộ với bạn tôi yên ắng đến lạ thường. Thời gian uể oải đọng lại trên lá cây, đong đưa vẫy chào chúng tôi trong ngọn gió thoảng ban mai của tiết xuân tàn
.
Trên thương trường quốc tế, khi các quốc gia mua bán với nhau, hầu hết chẳng ai tin tưởng giá trị đồng tiền của nước mà họ đang giao dịch. Lý do chính yếu là vì không biết chính phủ của quốc gia đó in bao nhiêu tiền đổ vào nền kinh tế. Một khi in quá nhiều tiền hơn thực lực kinh tế thì gây ra lạm phát, dẫn đến sự mất giá của đồng tiền trong lưu thông; nghĩa là sức mua (mãi lực) của đồng tiền giảm sút. Lạm phát càng tăng, giá trị đồng tiền càng giảm theo tỷ lệ nghịch. Mua bán với một quốc gia không kìm giữ được lạm phát thì rõ ràng không có lợi.
Vì thế, cần phải có một loại tiền tệ làm chuẩn. Các nước dùng loại tiền tệ này để mua bán với nhau; gọi tắt là tiền tệ dự trữ (reserve currency). Đây là một lượng lớn tiền tệ được các nước tích trữ, luôn sẵn sàng để giao dịch và đầu tư. Tiền tệ dự trữ mang tính quốc tế nên còn được gọi là tiền tệ dự trữ thế giới (world's reserve currency), hoặc tiền tệ toàn cầu (global currency) vì có thể được trao đổi tự do với một loại tiền tệ khác bên trong hoặc bên ngoài biên giới của quốc gia phát hành loại tiền tệ đó.
Tang tóc đã qua. Màu tím ảm đạm không còn nữa. Bốn mươi ngày chay tịnh cũng chấm dứt. Bây giờ là lúc vui mừng, vì Chúa đã sống lại và hãy hát lên Alleluia
Allêluia nghĩa là “ngợi khen, ca tụng, vinh danh Thiên Chúa,” tiếng Do Thái. Trong suốt 40 ngày mùa Chay, trần thế và thiên đàng im bặt, hầu như không còn ai vinh danh Thiên Chúa nữa. Tuyệt nhiên không nghe Allêluia, cũng chẳng hát “Kinh Vinh Danh.” Các thiên thần trên chín tầng trời có lẽ cũng bặt tiếng ngợi khen Thiên Chúa. Trong thánh lễ chỉ còn câu “Lạy Chúa, vinh danh Chúa,” trước khi vị chủ tế đọc Phúc Âm. Suốt mùa Chay chỉ có một câu đó để vinh danh Chúa.
Nhưng khi Chúa sống lại, lập tức Allêluia vang khắp thế giới, cả trên trời cao. Ngợi khen Chúa. Ca tụng Chúa. Vinh danh Chúa. Như lời reo hò khi lòng vui tươi, hớn hở. Quả thế, nên reo to, nói lớn “Chúa Sống Lại Rồi,” với tất cả tấm lòng hân hoan, với con tim tràn đầy hạnh phúc. Thật đáng vui mừng vì đó là điểm cốt lõi của đạo Công giáo, vì sự sống lại của Đức Kitô đã đặt nền tảng cho đạo Công giáo.
https://www.thecatholicthing.org/2023/03/20/st-joseph-food-for-thought/
Hôm nay, lễ phục sẽ là màu trắng thay vì màu tím thường lệ của mùa Chay, vì Giáo Hội cử hành lễ trọng kính Thánh Giuse vào ngày 19 tháng 3 nhưng năm nay chuyển sang ngày 20 tháng 3; Gloria sẽ hát vang trong thánh đường, thiên đường và trần thế tạm quên chay một ngày để nhường chỗ cho Bàn Thánh Giuse. Nhân ngày lễ Thánh Giuse, chúng ta rút ra được gì để làm của ăn tinh thần?
Trong một thời gian dài, Giáo hội ngại ngùng khi nói đến Thánh Giuse. Ngài không có một ngày lễ mừng trong Giáo hội phương Tây mãi đến thế kỷ XVII; còn Giáo hội phương Đông thì Ngài hoàn toàn không hề được nhắc đến. Một số người giải thích sự quên lãng này là vì Giáo hội không muốn đề cao Thánh Giuse, e ngại có thể gây nhầm lẫn về sự đồng trinh trọn đời của Mẹ Maria.