Ngày Xưa Bình Lợi



Tôi không biết anh, cũng không thấy rõ mặt. Tôi chỉ biết anh là một cựu học sinh La San Bình Lợi Qui nhơn – như tôi – qua lời kể của cô Phụng, vợ của Thầy Hà Ngọc Oanh.

Thầy Oanh dạy chúng tôi Anh văn. Tôi học Thầy từ lớp đệ Tam đến lớp 12, vì là sinh ngữ phụ. Bạn bè tôi học với Thầy từ đệTứ, mỗi tuần 4 tiếng vì là sinh ngữ chính. Với số vốn sinh ngữ qua những năm du học, Thầy dạy sinh ngữ tiêu khiển như một nghề tay trái, nghề chính của Thầy là Trưởng phòng Kiểm soát Không Lưu của phi trường Qui nhơn.

Xem tiếp...



Khi rời bỏ một chỗ đến một nơi khác, người ta thường tưởng nhớ đến chốn cũ. Nếu chốn cũ đọng nhiều kỷ niệm thì sự tưởng nhớ càng da diết. Nỗi quyến luyến nơi chốn cũ dai dẳng đến ngậm ngùi. Ở nơi đó còn cha mẹ, còn họ hàng quyến thuộc nên nỗi nhớ day dứt, thôi thúc mãi, và người ta đứng dậy. Về nhà.

Hiện tượng nhớ nhà, nhớ về nơi chốn cũ xảy ra nơi những kẻ xa nhà một thời gian dài. Trong vở kịch nổi tiếng của Homer, Odyssey, Athena cãi vã với thần Zeus muốn đưa Odysseus về nhà, vì Odysseus nhớ vợ và quê hương. Lịch sử dân Do-thái là một khoảng thời gian dài đăng đẵng gồm nô lệ, lưu đày, biệt xứ, lưu lạc khắp bốn phương trời và cuối cùng là hội tụ về miền Đất Hứa. Bắt đầu từ thời Abraham, khoảng năm 1812 trước Thiên Chúa Giáng sinh (TCGS) mãi đến năm 1948 là năm nước Do-thái được thành lập.

Tổng cọng 3760 năm lịch sử. Gần 4 thiên niên kỷ.

Xem tiếp...




Nếu tính các vị hiệu trưởng của trường trung học La San Bình Lợi Qui nhơn từ khi thành lập năm 1921 thì Sư huynh Raymond Đặng văn Hinh là vị hiệu trưởng cuối cùng, nhiệm kỳ 1970-1972. Thầy vừa tạ thế, hưởng thọ 92 tuổi. Tuổi của Sư huynh Raymond đã trên 90, tuổi Đại Thọ. Thời xưa, 70 kể là hiếm nhưng thời nay 90 mới gọi là sống đáng kể. Và Thầy đã sống trọn với tuổi đời khá hiếm.

Tôi học La San tiểu học từ năm 1963, khi Sư huynh Hubert làm hiệu trưởng. Lên đến trung học được sự dìu dắt của Sư huynh Boniface Phạm Toàn Hoàn, rồi Sư huynh Genès Nguyễn Văn Châu, và người cuối cùng là Sư huynh Raymond. Niên khóa 1971-1972 là năm cuối cùng của hợp đồng giữa Dòng La San và Địa phận Qui nhơn. Đó là năm chúng tôi theo học lớp 12 cùng với các cô trường Trinh Vương thuộc Dòng Mến Thánh giá. Sau đó trường La San dời vào Nha Trang, trả lại cơ sở cho địa phận Qui nhơn và trường được đổi tên thành Vi Nhân (làm người).

Xem tiếp...

Theo thống kê của Cơ quan Y tế Thế giới (WHO) thuộc Liên hiệp quốc năm 2012 thì tuổi thọ của các nước tăng mạnh kể từ năm 2000; trong đó tuổi thọ trung bình của đàn ông Việt nam là 73 tuổi và phụ nữ là 77 tuổi. Những khám phá và phát minh thuốc men chống bệnh tật đã có những bước tiến vượt bực nên tuổi thọ của cả nhân loại gia tăng là điều dễ hiểu. Thế nhưng tôi lại bàng hoàng khó hiểu khi nghe tin người bạn tôi vừa đột quỵ vì bị trụy tim.

Đột quỵ rồi ngưng thở.

So với tuổi thọ trung bình ở Việt nam, bạn tôi mất sớm hơn 11 năm. Dung thọ 62 tuổi.

Xem tiếp...

Năm 1970, trường La San Bình Lợi Qui nhơn mừng kỷ niệm 50 năm thành lập và trong đêm văn nghệ diễn ra tại sân trường khán thính giả bất ngờ thưởng thức một giọng hát tuyệt vời của một nữ sinh trường Nữ Trung học. Bài "Giết Người Trong Mộng" được trình bày tại sân trường La San đêm hôm đó đã để lại nhiều âm vang trong lòng mọi người, nhất là bọn nam sinh chúng tôi, đứng chết sững trên sân trường sau khi nghe câu đầu tiên, "làm sao... giết được người trong mộng, để trả thù duyên... kiếp bẽ bàng..."

Đầu thập niên 70, những ca khúc của Phạm Duy rất ăn khách, được các ca sĩ thành danh trình bày trên truyền hình, băng nhạc, thu thanh... nghe hầu như khắp hang cùng ngõ hẻm cả miền Nam.

Xem tiếp...

Trong sách Giảng viên có câu đọc nghe rất ngược đời, "Đi đám tang thì tốt hơn đi đám tiệc", (Gv 7:2). Tại sao thế? Thưa vì chia buồn dù sao vẫn quý hơn là chia vui. Niềm vui cần san sẻ là điều quý nhưng nếu người buồn sầu được an ủi thì quý hơn nhiều. Khi hoạn nạn cần nhau hơn là lúc hạnh phúc (dễ) sống bên nhau. Ngọn đèn khi để, khi treo, Vợ chồng khi đói, khi nghèo có nhau. Đói nghèo là nỗi khốn khổ và những lúc này vợ chồng cần có nhau hơn bao giờ. Đến chia buồn một đám tang là một hành động nhân bản. Tình người với người. May mắn bạn bè tôi chưa ai gởi thiệp tang, nhưng thiệp cưới thì những năm gần đây khá rộn ràng. Ba năm vừa qua, ba đám cưới con cái của bạn bè. Năm kia ở Canada, con của Cảnh; năm ngoái ở Indiana, con của Huynh; và đầu tháng 8/2014 ở Beaverton, thuộc bang Oregon, con của Hưng.

Năm kia tôi hụt, nhưng năm ngoái tôi đi. Và năm nay, tôi cũng bay sang Oregon.

Xem tiếp...

(tâm tình của người viết và thêm lời than thở của Huynh)

Ba tháng cuối của mỗi năm rộn ràng tiếng cười nói của những buổi họp mặt gia đình. Halloween của tháng 10 với nỗi háo hức của của bầy trẻ thơ làm cha mẹ cũng vui lây . Lễ Tạ ơn con cái rủ nhau về thăm cha mẹ để tạ ơn hai bậc sinh thành và tạ ơn Thượng đế vào cuối tháng 11. Rồi mùa Noel lung linh bóng đèn trước cửa nhà như đôi mắt nhấp nháy chào đón người thân và bạn bè. Gia đình nào cũng ngong ngóng bóng người xưa. Chồng đi làm ăn xa biền biệt trở về nhà và thấy đôi má đỏ au của người vợ hiền mà thấy thương chi lạ. Vợ tất tả dọn dẹp lại nhà cửa đón họ hàng nội ngoại. Cha mẹ mong con cái “trở về mái nhà xưa” cho bõ nỗi lo lắng cả năm. Bạn bè cũng tìm cách tụ họp để vỗ vai cười khà với nhau bên ly rượu nồng và chợt thấy ấm áp thêm tình bè bạn.

Thế mà gia đình bạn tôi lại lạnh lẽo mảnh khăn tang.

Xem tiếp...

 Thân ái tặng hai bạn Khiêm Cai và Phan Khối
Xin gửi đến thầy Hiến cùng tất cả các bạn LasanBL6572, LasanBL12ab
 
Tri âm đôi thằng bạn
Đêm nằm gác bụng chơi                                 
Mưa có rơi rỉ rả
Bụng lửng, ráng cầm hơi ….
 
Thầy Hiến và các bạn Lasan Bình Lợi thân mến

Tháng 12 năm ngoái „Cái ngày thằng Lâm“ gửi đi được bạn bè nhiệt tình cổ vũ. Một năm sau, nguồn hứng khởi lại bừng lên khơi mào cho „Cái đêm thầy Cai“ - góp phần mong thầy và bạn bè vui một khoảnh khắc mùa đông.
„Cái ngày thằng Lâm“ viết về quá khứ -dẫu rằng chuyện xảy ra rất gần, ôn lại những sự kiện dồn dập xảy ra trong hai năm đầu tái ngộ sau hơn 40 năm xa cách.
„Cái đêm thầy Cai“ kể chuyện tương lai -cũng rất gần. Chuyện xảy ra đầu năm 2014.

Xem tiếp...



Tôi đang đọc dở dang cuốn Killing Kennedy của Bill O’Reilly thì nghe tin cha Phêrô Đặng xuân Thành phải vào bệnh viện cấpcứu. Chương 25 diễn tả lại cảnh Lee Harvey Oswald đứng trên tầng lầu 6, nơi bảo quản sách vở và dụng cụ của học sinh bang Texas, và dùng súng bắn tỉa có ống nhắm để ám sát TT John Kennedy (JFK). Viên thứ nhất Oswald bắn trật. Phát thứ hai phóng đi với tốc độ 518m/s (gần gấp đôi tốc độ âm thanh) đã phá nát não bộ của JFK. Viên đạn thứ ba không thành vấn đề nữa. Với ba phát súng trong vòng 8.4s, Oswald đã giết chết vị tổng thống thứ 35 của Hợp chủng quốc Hoa kỳ. Vừa đọc xong chương 25, và còn đủ thời gian để ngẫm nghĩ về cái chết đau thương của JFK thì tôi nghe tin cha Phêrô Đặng xuân Thành cũng vừa từ giã cõi đời về với Chúa.

Xem tiếp...



Tình bạn đánh dấu một đời người sâu sắc hơn so với tình yêu. Trong khi tình yêu có nguy cơ bị thoái hoá thành nỗi ám ảnh, còn tình bạn đơn giản chỉ là chia ngọt sẻ bùi.

Elie Wiesel

 Không ai biết người đàn bà ngồi giữa hai người đàn ông là ai nếu không phải là học sinh lớp 12AB niên khóa 1971-1972 tại trường Lasan Bình Lợi Qui nhơn. Tôi may mắn quen được cả 3 vì lẽ tự nhiên họ là bạn học của tôi.

Nhìn tấm hình người đàn bà quàng vai hai người bạn, lòng tôi bỗng dưng cảm xúc lạ lùng. Cái thân tình của một thuở là bạn bè bẵng đi hơn 40 năm nay bỗng bừng sống dậy như nước lũ. Dĩ nhiên, hơn 40 năm trước, ngồi chung một lớp học, không ai trong chúng tôi lại “cả gan” quàng vai người bạn gái hoặc “được” một cô bạn gái choàng vai như thế.

Xem tiếp...

Bài vở và hình ảnh xin gởi về This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.