Sưu Tầm

— Ông có phải là thợ rèn không?

 Một giọng nói bất ngờ vang lên sau lưng, làm cho thợ rèn giật mình. Ông cũng không nghe thấy có người mở cửa và đi vào trong.

 — Bà đã bao giờ thử gõ cửa chưa? ông tỏ ra giận dữ.

— Gõ cửa à? … Chưa thử, - giọng nói đáp lại.

 Người thợ rèn lấy khăn trên bàn, lau tay và từ từ quay lại, lúc đó đang nghĩ trong đầu sẽ trút sự bực tức vào người khách lạ như thế nào. Nhưng rồi mọi lời nói còn nguyên trong đầu vì trước mặt không phải là một vị khách bình thường, mà là Thần chết.

Xem tiếp...

Dáng hình vẫn đậm trong tim
Tuyền đài mang xuống , mối tình thiên thu

Nhạc sĩ Lê Trạch Lựu đã qua đời ở thành phố Paris-Pháp quốc ngày 6 tháng 2 năm 2015, hưởng thọ 84 tuổi.

Lê Trạch Lựu sáng tác bản nhạc nổi tiếng EM TÔI, cảm hứng có thật từ một cuộc tình lãng mạn với một thiếu nữ tên Kim Phượng năm 1946. Cuộc tình không thành khi ông rời quê hương đi du học ở Paris năm 1951, cùng lớp với thi sĩ Nguyên Sa-Trần Bích Lan và thi sĩ kiêm đạo diễn Hoàng Anh Tuấn... Bản nhạc " Em Tôi" Ông sáng tác ở Pháp rồi chép tay gởi về Việt Nam, được Nhà Xuất Bản Tinh Hoa chọn và ấn hành năm 1955 (bản nhạc Tinh Hoa số 445).

Xem tiếp...

Quân phát-xít Đức trong Thế Chiến II từng ép người Do Thái phải phun nước bọt lên Kinh Thánh nếu muốn được sống. Trong thời khắc đứng giữa lựa chọn sinh tử ấy, hành động của 2 đứa trẻ và kết cuộc của nó đã khiến nhiều người không khỏi chấn động.

Vào khoảng thời gian Thế chiến II, trước khi đưa ra bản án tử hình trong một trại tập trung ở Đức, quân phát xít đã ném một quyển Kinh Thánh xuống đất và nói với những người Do Thái đang sợ hãi trước mặt:

Xem tiếp...

Một người kia biết mình sắp từ giã cõi thế, ông mơ thấy Thượng Đế đến gần, trong tay Ngài cầm một chiếc vali.

- Thượng Đế bảo: “Nầy con, đã đến lúc đi theo Ta rồi”.
- Ngạc nhiên, người ấy trả lời: “Bây giờ sao ? Mau quá vậy ? Con có bao nhiêu là dự định…”
- “Rất tiếc nhưng đã đến giờ đi rồi”.

Xem tiếp...

 “Good night, sweet dreams.”

Genny gửi đi dòng text cuối cho Dick, bạn trai và cũng là đồng nghiệp của cô ở sở cảnh sát Dallas, khi bước đến gần căn apartment của cô ở lầu 3. Lúc ấy khoảng gần 10 giờ đêm. Cô về muộn hơn mọi ngày sau ca trực kéo dài suốt 14 tiếng. Một ngày đầu tuần khá mệt mỏi và nhức đầu vì những chuyện lỉnh kỉnh chẳng đâu vào đâu. Cô cần nghỉ ngơi để lấy lại sức.

Xem tiếp...

Chuyện chú Ngọ gò o Mận cả xóm Bói đều biết, chỉ có mạ o là không hay. Mụ Bốn vui trong bụng khi thấy o Mận dạo ni làm siêng tối tối ra cắm ba cây nhang ở bàn thờ ông Thiên đầu cổng. Mụ nghĩ thầm “Hắn còn nhỏ mà đã có lòng thờ phượng thì cũng mừng. Rồi trời phật phù hộ độ trì cho hắn“.

Bữa nọ dậy sớm, mụ Bốn xách chổi ra quét cổng ngõ. Mụ hầm hầm chưởi vang “Mệ nội đứa mô vặt hết đám chè tàu của tau trụi lủi”. O Mận tái mặt kéo tay mụ “Thôi mạ ơi! Tụi con nít hái chơi làm đồ hàng đó mà. Mạ chưởi chi cho mất lòng hàng xóm”.

Xem tiếp...

Tôi ra đời được vài ngày thì mất mẹ, mồ côi mẹ đã là bất hạnh nhưng vẫn chưa đau đớn bằng cha còn mà cũng như không. Chỉ vài tháng sau khi mẹ mất, lấy lý do cần người chăm sóc cho con nhỏ, ba cưới thêm vợ kế mặc sự xầm xì to nhỏ của hàng xóm láng giềng.

Xem tiếp...

Khi bà Clavia Novicova mất ở tuổi 94 tại làng Progress (Tiến bộ) vùng Viễn Đông, Nga, tiễn đưa bà chỉ có dăm ba người, không có người thân, không có bạn bè vì tất cả đã từ lâu về bên kia thế giới.

Chỉ ở Nhật Bản, các hãng truyền hình lớn nhất đã đưa tin đậm: Người vợ Nga của ông Yasaburo đã mất!

Ở đất nước mặt trời mọc, bà Clavia đã trở thành biểu tượng của tình yêu và sự hy sinh: sống chung 37 năm, bà đã khuyên chồng trở về nước, về với người thân, về với người vợ Nhật đã chờ ông hơn nửa thế kỷ...

Xem tiếp...

Ngày tiễn chú về bên kia thế giới, nhìn nơi tủ sách của chú, tôi phát hiện một vật cổ có khắc bốn câu thơ. Đọc xong, nước mắt tôi bỗng lăn dài không cách nào ngăn được…
Có một loại thời gian gọi là quá khứ
Có một loại vĩnh hằng gọi là nháy mắt
Có một loại tình yêu gọi là đã từng
Có một loại đánh mất gọi là quên lãng…

Tôi là một cô nhi, có lẽ là “kết quả” của trọng nam khinh nữ, hoặc cũng có lẽ là “sản phẩm” của một cuộc tình trăng gió nhưng lại không thể gánh chịu trách nhiệm với nhau, và chú Triết Dã là người đã lượm tôi về nhà nuôi.

Xem tiếp...

Cuối mùa thu năm 1937, tòa soạn báo Tiểu thuyết Thứ bảy nhận được bài thơ nhan đề Bài thơ thứ nhất, rồi sau đó ít ngày, nhận được một bài thơ nữa, nhan đề Hai sắc hoa ti gôn, đều của một tác giả ký tên T.T.Kh.
Sau đó, tòa soạn không nhận được bài thơ nào nữa của T.T.Kh, cũng không biết tác giả này ở đâu.

Sau khi báo đăng hai bài thơ, làng văn xôn xao lắm, nhưng không hề thấy T.T.Kh liên hệ với tòa soạn. Có mấy người đã nhất quyết, T.T.Kh chính là người yêu của mình, nhưng chả có ai đưa ra được chứng cớ thuyết phục. Tác giả T.T.Kh vô hình vô ảnh trong cuộc đời, nhưng thơ của bà được giới phê bình luận bàn náo nhiệt (và không hiểu sao mọi người đã tin chắc ngay rằng T.T.Kh là nữ giới). Đương thời, có người không ngần ngại đánh giá đó là những áng thơ tuyệt tác, nhất là bài Hai sắc hoa ti gôn.

Xem tiếp...

Chuyên mục phụ

Kiến Thức
Số bài viết:
89
Văn
Số bài viết:
51
Thơ
Số bài viết:
17
Y Tế & Sức Khỏe
Số bài viết:
42
Nữ Công & Gia Chánh
Số bài viết:
2
Lời Hay Ý Đẹp
Số bài viết:
121
Truyện Dịch
Số bài viết:
13
Chuyện Vui
Số bài viết:
4

Bài vở và hình ảnh xin gởi về This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.