Cuối mùa thu năm 1937, tòa soạn báo Tiểu thuyết Thứ bảy nhận được bài thơ nhan đề Bài thơ thứ nhất, rồi sau đó ít ngày, nhận được một bài thơ nữa, nhan đề Hai sắc hoa ti gôn, đều của một tác giả ký tên T.T.Kh.
Sau đó, tòa soạn không nhận được bài thơ nào nữa của T.T.Kh, cũng không biết tác giả này ở đâu.
Sau khi báo đăng hai bài thơ, làng văn xôn xao lắm, nhưng không hề thấy T.T.Kh liên hệ với tòa soạn. Có mấy người đã nhất quyết, T.T.Kh chính là người yêu của mình, nhưng chả có ai đưa ra được chứng cớ thuyết phục. Tác giả T.T.Kh vô hình vô ảnh trong cuộc đời, nhưng thơ của bà được giới phê bình luận bàn náo nhiệt (và không hiểu sao mọi người đã tin chắc ngay rằng T.T.Kh là nữ giới). Đương thời, có người không ngần ngại đánh giá đó là những áng thơ tuyệt tác, nhất là bài Hai sắc hoa ti gôn.
Khắp nơi trên thế giới, ở đâu cũng có những người làm việc từ thiện, những người có lòng nhân từ bác ái muốn giúp đỡ những người khốn cùng nghèo đói bệnh tật hoặc đang gặp tai họa kém may mắn hơn mình....Nhưng không có một quốc gia nào mà có nhiều người làm việc từ thiện như ở Hoa Kỳ và hơn thế nữa Hoa Kỳ đã có những nhà đóng góp vào quỹ từ thiện với số tiền kếch sù nhiều nhất không có một ai ở nước khác sánh bằng.
Đôi mắt là cửa sổ của linh hồn, điều này ai cũng biết nhưng không ai để ý. Cho đến khi đôi mắt bị mờ, mới vội vã đi tìm Bác sĩ Nhãn khoa.
Thông thường người ta hay nghĩ mắt mờ chỉ cần thay gọng kính là xong ngay.
Nghĩ như thế là lầm.