Y Tế & Sức Khỏe


Thưa các anh chị,
Trong 1 E- mail của Bác sĩ Phạm Hiếu Liêm có nhắc tới công dụng của thuốc melatonin về giúp memory Trí Nhớ .Chúng ta cũng biết là việc mất trí nhớ với tuổi già là 1 triệu chứng quan trọng nhất của Alzheimer Disease.

E- mail của Bác sĩ Liêm thúc đẩy tôi tìm hiểu thêm về Melatonin.
*Melatonin là 1 chất do thân thể chúng ta sản xuất được, nó không phải là thuốc do người chế tạo ra. Nó có tự nhiên trong người chúng ta.

Xem tiếp...

CHĂM SÓC NGƯỜI GIÀ


Các nhà nghiên cứu ở Hoa Kỳ vừa chứng minh hẳn hòi là: người cao tuổi nếu có da có thịt một chút, nghĩa là dư cân, ít bị bệnh và sống thọ hơn bạn đồng niên mình hạc xương mai. Lượng mỡ dưới da, tất nhiên không nhiều, chính là kho dự trữ dưỡng chất để đáp ứng cho nhu cầu phục hồi cơ thể đã cao tuổi mỗi lần ngã bệnh.
Không cho người già ăn no bụng và ngon miệng là một điều đáng trách cả về lý lẫn về tình.

Xem tiếp...

Đột tử thường xảy ra vào đêm khuya hoặc sáng sớm. Khi gặp gió lạnh mùa Đông tràn về, Chúng ta phải thay đổi thói quen sinh hoạt, đừng nghĩ rằng mình còn trẻ mà không phòng bệnh.
Mọi người chắc sẽ rất hiếu kỳ muốn biết rằng với những người đang khỏe mạnh, tại sao lại đột nhiên qua đời?


Đặc biệt với những người không có tiền sử bệnh về máu, lại luôn uống thuốc đúng giờ, cũng không hút thuốc, không thức đêm, không uống rượu, trước khi đột tử đều không có hiện tượng bất thường?
Trong điều trị lâm sàng thì những vấn đề này thường được đề cập tới thì đúng rõ ràng là đã mặc áo ấm rồi, vậy tại sao vẫn bị đột tử ?


Tôi điều trị những Bệnh nhân này trong phòng chẩn bệnh lý hiểm nghèo, phát hiện ra rằng thực tế thì nguy cơ này xuất phát từ trong những thói quen hàng ngày, chứ không phải là mặc bao nhiêu quần áo ấm.

Xem tiếp...

Những hiểm họa bất ngờ mà người cao tuổi cần phải lưu tâm đề phòng.

Con người khi về già, các bộ phận trong cơ thể đều lão hóa, yếu đi. Một số điều sau đây luôn ẩn chứa những hiểm họa bất ngờ mà người cao tuổi cần phải lưu tâm đề phòng.

1. Không nên tập luyện vào lúc sáng sớm

Ta vẫn có quan niệm cho rằng tập luyện vào buổi sáng là tốt vì không khí trong lành. Điều đó không đúng. Vì từ 4-6 giờ sáng theo quy luật của đồng hồ sinh học của người già thân nhiệt đang cao, huyết áp tăng, thận thượng tuyến tố cũng cao gấp 4 lần buổi tối, nếu vận động mạnh, chạy hoặc đi bộ nhiều gặp gió lạnh, tim dễ ngừng đập. Đã có không ít cụ đi bộ buổi sáng sớm về ra mồ hôi, tắm xong huyết áp tăng đột ngột, đứt mạch máu não, đột quỵ luôn.

Xem tiếp...



Ai cũng biết ít nhiều hễ hỏi về cái hay của sinh tố thì mười người nhắc ngay đến sinh tố C. Đúng vì thiếu C thì vết thương khó lành, dễ bị bội nhiễm, mệt mỏi... Đó là chưa kể đến công năng trung hòa độc chất trong môi trường ô nhiễm, tia tử ngoại trong ánh nắng gắt, phế phẩm nội sinh từ tiến trình biến dưỡng của cơ thể, hóa chất tổng hợp trong sản phẩm tiêu dùng... của sinh tố này. Thiếu C thì sớm muộn cũng thêm thiếu tiền vì bệnh.

Xem tiếp...

Nghệ tốt hơn cả thuốc? 10 lý do để chúng ta ăn nghệ nhiều hơn



Khi tham khảo bài báo này, các bạn hãy nhớ rằng một trong những ưu thế lớn nhất của curcumin trong phương pháp y học cổ truyền chính là chúng không có nhiều tác dụng phụ. (NutritionFacts.org/YouTube)

Nghệ, gia vị chính trong món cà ri, được cho là thảo mộc mạnh nhất trên hành tinh trong việc chống lại và khắc phục bệnh. Nghệ có nhiều đặc tính chữa bệnh đến nỗi hiện nay có 6.235 bài báo được thẩm định đã xuất bản chứng minh những lợi ích của nghệ và curcumin, một trong những hợp chất chữa bệnh nổi tiếng chiết xuất từ nghệ.

Xem tiếp...

Vì mãi trông xa nên quên nhìn gần là thói quen của con người. Trong khi thầy thuốc khắp nơi nghiên cứu cách chữa bệnh Alzheimer đụng gì cũng quên hết của người già thì tình trạng đãng trí vừa nghe quên liền, chưa nói hết đã quên của người còn trẻ đã từ lâu vượt xa mức báo động. Ai chưa tin xin thử làm một thống kê nho nhỏ trong môi trường quanh mình xem có bao nhiêu người nhớ nổi số... chứng minh nhân dân! Bằng chứng là nhiều người quên tuốt luốt, quên giờ vào sở, quên luôn công việc, thậm chí quên cả vợ con, đến độ sau giờ làm việc phải ngồi lại hàng giờ ở bàn nhậu để cố nhớ nẻo về mái nhà xưa, thậm chí quên hết đến độ mỗi tháng chỉ nhớ ngày... lãnh lương!

Xem tiếp...



Nhiều người rõ ràng đang là mồi ngon của một tình trạng nghịch lý. Đó là đêm ngủ đủ giờ, thậm chí ngủ mê là khác, nhưng sáng dậy vẫn mệt mỏi như kéo cày suốt đêm. Cảm giác nặng nề, mỏi mệt, chán chường tiếp tục kéo dài suốt ngày. Chẳng những thế nạn nhân lúc nào cũng buồn ngủ cho dù uống cà-phê nhiều lần để ráng tỉnh táo. Khỏi nói dông dài cũng hiểu số đối tượng này khó có thể học tập, lao động, tư duy với hiệu quả như mong muốn.

Xem tiếp...



 Họa không hề vô đơn chí!

Vòng sinh lão bệnh tử ở thế kỷ 21 dường như có nhiều ngoại lệ. Bằng chứng là tuy tuổi thọ được cải thiện trên khắp nâm châu nhưng mặt khác cũng không thiếu nhiều người chưa lão đã… tử! Kết quả của hàng chục cuộc khảo sát được tiến hành đồng loạt ở nhiều nước châu Âu cho thấy số người bị nhồi máu cơ tim khi tuổi đời chưa đến mốc 50, nam cũng như nữ, đang bội tăng nếu so sánh với thập niên trước đây.

Xem tiếp...



Đừng tưởng dễ bắt bí với câu hỏi “đố ai nằm ngủ không mơ” vì vẫn có người ngủ một lèo không mộng mị gì hết, hay nói đúng hơn, có chiêm bao nhưng không nhớ! Dễ ăn hơn là câu hỏi “đố ai chưa từng mất… ngủ?!” vì chắc mẻm là không sót người nào. Không lạ gì khi, chỉ nói riêng ở Đức vì biết đâu nói đó, mỗi năm người dân tiêu thụ không nhiều, chỉ tròm trèm một tỷ viên thuốc ngủ! Tất nhiên vì đó là giải pháp đơn giản, uống vào ngủ ngay, và vì thầy thuốc cũng không ngần ngại khi biên toa cho hài lòng khách hàng là thượng đế đang cần ngủ vài đêm trước cuộc sống ngày càng khó ngủ.

Xem tiếp...

Bài vở và hình ảnh xin gởi về This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.