Truyện Ngắn

Trong những cuộc hôn nhân như câu chuyện , người ta chung sống với nhau , nặng vì nghĩa , nhẹ vì tình ! Người phụ nữ trong câu chuyện là ngưới có phước phận , có cho đi và có nhận lại  , là người có hạnh phúc . Ngưới đàn ông trong câu chuyện là người đạo đức , có trước , có sau ! biết hy sinh đền đáp , đời ông ta chỉ lo trả nghĩa cho người , chưa chắc ông đã có cảm nhận được hạnh phúc !  Những người này thời nay chẳng thể còn !


Khi gả về nhà anh, chị mười sáu, anh lên năm tuổi.
Anh là con độc đinh, cha mẹ quý hơn vàng, chỉ tiếc anh quá nhiều bệnh tật.

               1. Cảnh nghèo

Ông nội ở ngoài buôn bán nhỏ, gom được tí tiền. Bà nội tin Phật, một lòng thành kính, một lần bà nội xin được một quẻ xăm giữa miếu ngụt khói hương, nói phải cưới một cô vợ hơn tuổi cho thằng cháu đích tôn thì nó mới qua được vận hạn.

Xem tiếp...

Cái nóng mùa hạ của Texas không khác gì lắm với mùa hè và những cơn gió Hạ Lào hầm hập đến độ ngột ngạt của Qui Nhơn khiến Lê thấy thật mỏi mệt và chán nản không cùng; cho dẫu từ lâu nay Lê đã tập sống không vui, không buồn và cũng chẳng chờ đợi một điều gì may rủi đến với mình nữa . .. Bởi hiện giờ chàng đã ở vào tình trạng “ tận cùng bằng số ” của cuộc đời mình

Đang nằm uể oải với những cơn đau nhức không mong đợi của tuổi già dần tới thì có tiếng gọi tên mình nhận thư. Lê cứ ngỡ mình nghe nhầm vì đã từ lâu chàng không còn nhận hay gửi thư từ gì cho ai ngoài đợt cám ơn đồng hương bằng hữu đã vận động giúp đỡ cho chàng thoát khỏi tình trạng tù tội như hiện giờ, mà cũng cách nay khá lâu rồi nên thư từ đối với chàng giờ này chỉ là chuyện cổ tích, thế nhưng Lê cũng vội vã bò dậy, có lẽ vì ngạc nhiên và tò mò nhiều hơn là trông đợi thư từ của ai đó

Xem tiếp...



Quê hương là dòng sữa mẹ ngọt ngào ấp ủ bao ước mơ, bao kỉ niệm của cuộc đời mỗi con người. Dù có đi đâu, ở đâu đi nữa thì thẳm sâu trong lòng chúng ta vẫn có một quê hương như thế- nó là dòng máu ấm lưu thông trong huyết quản, và luôn là chốn bình yên nhất cho những đứa con của mình quay về…
 
Quê tôi là một làng quê nghèo nằm bên cạnh dòng sông Kôn nước chảy  êm đềm với bốn mùa đầy hoa thơm, cỏ lạ. Con đường dẫn vào làng tôi uốn lượn như hình một con rồng đang bay. Cũng chính vì vậy mà nhiều thầy Địa Lý đã nói rằng làng tôi là vùng đất của " Địa Linh Nhân kiệt". Không biết có phải vì thế mà làng tôi thế hệ nối tiếp thế hệ đều học rất giỏi, nhà nào cũng có con cháu đậu cử nhân, bác sĩ và cao hơn là Thạc sĩ, tiến  sĩ cả.

Xem tiếp...



Tôi theo sau Hùng buớc vào tiệm thuốc tây Hoàn-Vũ. Người đàn bà ngồi sau quầy hàng ngẩng nên nhìn, mỉm cười với Hùng:

    “Kià anh Hùng! Tới chơi hay cần thêm thuốc cho cháu?” Thay vì trả lời, Hùng chỉ tôi và hỏi người đàn-bà “Nhận ra ai đây không?” Người đàn bà nhìn tôi vài giây rồi nhè nhẹ lắc đầu, miệng vẫn tươi cười “Xin lỗi, tôi không …” Hùng quay sang tôi “Ông nhận ra ai đó không?” Tôi gật đầu, giọng lạc đi vì xúc động “Duy đây, Hoài không nhận ra sao?” Đôi mắt người đàn bà mở lớn nhìn tôi, kêu lên thảng thốt “Duy đó ư? Trời ơi, Duy đó ư? … Bây giờ thì Hoài nhận ra rồi!”

Xem tiếp...

Đông yên lặng. Cô biết bây giờ không phải là lúc thắc mắc. Bệnh viện. Đó là nơi họ cần. Ít ra cũng cho Vinh. Cô chập choạng bước theo Tuyên ra chiếc xe tải nhà binh không mui đậu trước sân đại đội. Vinh đã được khiêng lên trước... và... Chúa ơi, cả người lính đã chết.
Đông nhắm mắt, khẽ rùng mình. Giọng Tuyên vang bên tai cô:
- Ráng bình tĩnh, Đông ạ. Người chết có gì đáng sợ đâu.

Xem tiếp...

Cả bọn tụ tập ngoài hành lang chứ không chịu vào lớp ngay, bàn cãi ồn ào về bài thi mid-term tuần rồi, lo lắng không biết là có đủ điểm trung bình hay không. Thấy Danny lại gần, Khoa ra dấu cho các bạn và hạ giọng nói nhỏ hơn:

- Suỵt! ông “Tây Lõ” tới đó. Đứng qua một bên để người ta còn có chỗ đi.

Lâm bụm miệng cười vì vì cái tên “Việt Nam hoá” mà Khoa đặt cho ông thầy:

- Coi chừng. Ông ấy biết chút tiếng Việt đó.

Xem tiếp...

 Thùy Trang thương,
    
Châu định thu xếp nhà cửa về Sài gòn chơi , sẽ đến Trang để hai đứa hàn huyên nhưng công việc cứ như mắc xích không dứt ra được.Mà những chuyện buồn đến với Châu thì không thể đợi thời gian,thôi đành tâm sự qua thư vậy.

    Trang ơi,từ hai tháng nay em và Nguyên không còn hạnh phúc nữa,mà chị biết đó,em lập gia đình chưa được nửa năm ? Cứ như trong tiểu thuyết hay phim ảnh thì trăm năm đầu bạc,trăng mật suốt đời,yêu đến hơi thở cuối cùng…Sao mới hơn năm tháng mà em đã cảm thấy hạnh phúc bay xa.Người bạn tình say đắm ngày nào đã hầu như trở thành xa lạ ?

    

Xem tiếp...

 

Hai mươi năm trước đây tôi làm việc cho Computer Resources Inc.. Công ty vỡ nợ nên chúng tôi tan hàng, bùi ngùi chia tay, mắt rưng rưng lệ buồn. Gần 10 năm gần gũi bên nhau, mọi người như anh chị em trong nhà nên M. Imamura, office manager manager lúc bấy giờ, hẹn hò với chúng tôi là hàng năm sẽ gặp lại nhau, ăn với nhau bữa cơm, kể cho nhau nghe những vui buồn của cuộc đời, và nhất là để nhắc nhở nhau những ngày vui khi mà CRI chỉ là một nhúm người, ăn lên làm ra, lớn phổng phao để rồi bỗng nhiên lăn quay ra chết như hàng trăm công ty software lúc bấy giờ.

    

Xem tiếp...

Thứ bảy không đi làm- trời lạnh, tôi đang cuộn mình trong chăn ấm thì chuông điện thoại réo vang. Tôi mắt nhắm – mắt mở với tay lấy điện thoại, một số điện thoại lạ tôi không có lưu trong máy. Tôi không muốn nghe vì chắc mẫm là mấy thằng bạn ở công ty gọi tôi đi nhậu đây mà. Thứ bảy, chủ nhật chúng cũng thường tụ tập ở nhà một thằng nào đó mà bày tiệc nhậu, rồi tám đủ thứ chuyện - chúng gọi hai ngày này là ngày “ xả stress” để có sức lực niềm vui “ chiến đấu”  cho tuần kế tiếp. Riêng tôi, có tuần tham dự, có tuần không; tuần nào không muốn tham dự là tôi không bắt máy vì biết cứ bắt máy là lũ bạn lại thuyết phục, quyến dụ tôi phải đến họp mặt cho kì được. Nhưng lũ bạn của tôi cũng khá tinh ranh, gọi số quen cho tôi không được chúng chuyển sang gọi số sim mới toanh,  khiến cho tôi  bị “ mắc bẫy” mấy lần rồi.

Xem tiếp...

Bạn thân,

Năm tôi 17 tuổi gia đình tôi cư ngụ tại trại Du Sinh của thành phố Đà Lạt. Trại là những căn nhà ghép bằng thân những cây gỗ thông trên một ngọn đồi cho những người di cư từ Bắc vào Nam sau hiệp định Genève chia đôi đất nước VN.

Con dốc từ đường Hùng Vương lên Du Sinh gần như thẳng đứng. Buổi chiều đi học về tôi phải xuống xe tại chân dốc, dắt xe đi bộ hết con đường tráng nhựa lên tận đỉnh đồi, và trên con dốc đó ngày nào tôi cũng gặp Miêng.

Xem tiếp...

Bài vở và hình ảnh xin gởi về This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.