Tùy Bút



Hầu như ở bất kỳ làng quê nào cũng dều có thể nghe được ba âm thanh dung dị mà rất quen thuộc, khó quên trong đời – nhất là mỗi khi đi xa, nhớ về Quê nhà. Đó là tiếng gà gáy, tiếng gù của chim cu, và tiếng cuốc kêu! Tiếng gà gáy tản sáng – mà đặc biệt là tiếng gáy ban trưa vào mùa hè oi nồng, khó ngủ. Tiếng chim cu gù đều đều, nhẫn nại, mà réo gọi trong không gian yên vắng êm đềm của làng quê nơi các lũy tre hay góc hiên nhà. Và, nhất là tiếng kêu tha thiết của chim cuốc nơi bờ rào, ngõ ngách um tùm của ruộng vườn.

Xem tiếp...

Thật ra Qui Nhơn không phải là quê hương của tôi- cũng không phải là nơi tôi đã có thời gian sống lâu nhất, cũng chẳng có chàng trai xứ nẫu nào trở thành người yêu của tôi sau thời gian dài ca bài “em tan trường về anh theo ngọ về”, tuy nhiên không hiểu sao dù đã ở Sài Gòn đến hơn bốn mươi năm nhưng khi gặp người dân xứ nẫu nào tôi cũng thường hay được nhận là đồng hương đồng khói. Ngay cả ông trưởng khoa cơ bản của trường tôi, dù trong hồ sơ của tôi ghi nơi sinh là Nam Định, nhưng ông vẫn giới thiệu với các thày cô khác mỗi khi họp khoa rằng “ cô Thu là đồng hương của tui”

Xem tiếp...



Hàng năm, như một lời hò hẹn, cứ đến khoảng tháng bảy, sau ngày lễ Độc Lập của Hoa Kỳ, và khi hoa phượng tím nở rộ trên các sân trường ở California state thì “ Đại hội Liên Trường Qui Nhơn”lại được tổ chức tại Nhà Hàng Paracel Sea Food

Cũng vậy, chủ nhật 7/7 năm nay, chính là thời điểm hẹn hò của các chàng và các nàng . . . ông bà nội ngoại. Để chuẩn bị cho ngày họp mặt được tươm tất thì ngoài việc gửi thư mời họp mặt trực tiếp, BTC còn lo gửi thư mời qua Email, cũng như qua Radio, và một buổi họp vào ngày 30/6 để hỏi ý kiến và phân công cho buổi họp mặt chính cũng như cho buổi chiều “ Tiền Đại Hội” tại nhà thày Vũ Xuân Trinh và cũng để :     “ thử giọng các ca sĩ” nữa chứ

Xem tiếp...

Có lẽ ngày hôm nay là một ngày trọng đại nhất trong đời Phúc Thiên kể từ sau lần đầu cất tiếng hát chào đời tại bệnh viện Fountain Valley. “Ngày đầu tiên đi học ” của chú bé gần ba tuổi, đi học Pre-school

Trước đó cả tháng mẹ đã phải liên lạc với nhà trường xin nộp đơn và chọn giờ học, theo sự cố vấn của  ban giám hiệu thì nên gửi tuần ba buổi thay vì hai cho cu ta quen với bạn bè và trường lớp. Mẹ phải đi họp theo thư mời của nhà trường, mẹ và ngoại đến thăm trường cùng với  Phúc Thiên để ghi danh, sau đó đóng học phí. Mẹ và ngoại hơi bị lo lắng một chút vì nghe cô giáo nói khi đi pupu phải tự lau chùi, mẹ phải cấp tốc mua cái bô tập cho Phúc Thiên đi và vệ sinh một mình ( trước đây ở nhà Phúc Thiên thường tự đi trên bồn bình thường)

Xem tiếp...

Anh thương yêu,

Hôm nay là Chủ nhật của các anh đó, chủ nhật thứba của tháng sáu, ngày của những người cha, ngàyFather’s Day của nước Mỹ. Thật hay là có sự trùnghợp giữa các ngày lễ kỷ niệm này với lịch phụng vụcủa Giáo Hội Công Giáo chúng ta phải không anh.

Tháng Năm là Tháng Hoa, kính Đức Trinh Nữ Mariathì lại có ngày Từ Mẫu ( mặc dù mới chỉ có từ năm1914), tháng sáu kính Thánh Tâm Chúa Jesu thì talại có ngày Hiền Phụ

Xem tiếp...

Hôm nay là ngày lễ bế giảng của  các lớp học tiếng Việt cuối tuần thuộc giáo xứ Khiết Tâm chúng tôi, không dưng một nỗi buồn tưởng như vô cớ ( mà thật ra chẳng vô cớ chút nào) xâm chiếm tâm hồn tôi . . . Nỗi buồn không biết gọi tên thế nào cho phù hợp thôi thì đành phải gọi là nỗi buồn Việt Ngữ vậy

Thật ra nỗi buồn thì cũng chẳng cần có tên làm gì, nhưng ở đây thì cần phải gọi rõ tên bởi trong tất cả những buổi họp đồng hương của nhiều cộng đoàn hay đoàn thể, ta thường nghe nói câu “ Chúng ta đi mang theo cả quê hương cùng với mình . . .” đó có lẽ  là tâm tình của những người Việt Nam, những người dù có muốn hay không cũng đang phải “Xin nhận nơi này làm quê hương”.

Xem tiếp...

Vào đầu thập niên sáu mươi, khi tôi chỉ mới là cô bé, hay gọi xách mé như thời bấy giờ thì tôi mới chỉ là “con nhãi ranh tiểu học” thì Nhất Tuấn đã trình làng tập thơ đầu “ Truyện Chúng Mình” (vì còn tiếp theo sau này nhiều tập mang cùng tên nữa).

Bài thơ đầu tiên tôi đọc được là bài “ chủ nhật này trẫm nhớ ái khanh không” do người chị bà con ở trọ nhà tôi để đi học chép trong quyển sổ giấy pelure màu xanh nước biển, nhưng bài thơ có những câu mà tôi thích thú nhất khi vừa mới đọc lại là  

“Người ấy thường hay túm tóc tui
Nổi sùng khi thấy tóc đen thui
Cái cô nữ sĩ này ghê thật
Dám sửa thơ người để nhạo chơi”

Xem tiếp...

Anh thương yêu,

Hôm nay đã là ngày thứ sáu của tháng năm rồi đó. Em vừa đưa Phúc Thiên đi học và đội mưa đi về nhà đây. Mặc dù dự báo thời tiết bên này chính xác đến gần 100% khi khí tượng báo trời mưa là sẽ có mưa chứ không phải như truyền hình VN mình, ngay cả khi đã vào mùa mưa mà có khi còn dự báo sai be bét. Em nhớ hồi các con mình còn nhỏ, mỗi lần xem truyền hình là cu Ty nhà ta lại chạy ra nói với em “Mẹ ơi, đêm nay không mưa, ngày mai trời nắng”. Chắc thế nào anh cũng đang cười  nhạo em là chính xác mà còn bị mắc mưa, chắc là em xạo quá rồi phải không ???

Xem tiếp...

( Kính tặng chú Trắc)

Tháng tư lại về, tháng tư của kỉ niệm... một kỉ niệm buồn... đã 38 năm trôi qua kể từ ngày ấy. Tôi, từ mái đầu xanh tóc giờ đã điểm bạc. Cuộc đời bao đổi thay, thăng trầm theo “vận nước nổi trôi”….

Khi nghĩ về kỉ niệm của những ngày tháng tư buồn ấy lúc nào cũng có hình ảnh chú Trắc, người lính mà bạn bè chúng tôi đã quen biết trong một cuộc du ngoạn vào dịp lễ Quốc Khánh 01/11/1974.

Nghỉ lễ chúng tôi được đi du ngoạn một ngày, địa điểm mà các soeurs chọn cho chúng tôi đến là Xuân Quang, nằm ở ngoại ô thành phố Qui Nhơn, bọn học sinh Qui Nhơn đứa nào mà không biết nơi đây nổi tiếng ngoài cảnh đẹp và thích hợp cho cắm trại, du ngoạn còn có vườn Thị và những rò củ đậu (dân địa phương không gọi là luống mà gọi là rò, người Bắc không gọi là củ đậu mà gọi là củ sắn)

Xem tiếp...

alt

Từ ngày còn học trung học, thấy hình chụp Đế Thiên, Đế Thích, tôi đã ao ước có dịp đi thăm cho biết, tuy nhiên, sau thời trung học, đời sống sinh viên đại học còn bận bịu hơn.  Ra trường đại học lại phải tham gia quân đội, rồi chiến tranh trở nên khốc liệt, rồi vướng vòng lao lý, rồi vượt biển tìm tự do, rồi đời sống trên đất mới đầy gian nan, đến nay, tuổi về hưu tôi mới có dịp thực hiện mơ ước, đi thăm Campuchia và Đế Thiên, Đế Thích.

Xem tiếp...

Bài vở và hình ảnh xin gởi về This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.